7 năm qua chúng ta vẫn hỏi đi hỏi lại câu này với iPad

    NPQM,  

    Chỉ để thay thế laptop thôi có lẽ là chưa đủ, vì còn rất nhiều yếu tố tiềm năng đứng sau nữa mà iPad vẫn đang bỏ ngỏ tiềm năng của mình trong đó.

    7 năm trước, khi chiếc iPad đầu tiên của Apple được giới thiệu đến thế giới, một số người đã dần tự hỏi rằng đó có phải một chiếc "điện thoại khổng lồ" hay không. Đó thật sự là một điều khó giải thích và làm rõ, vì ngay cả cách nghĩ về vai trò chính yếu của điện thoại chỉ là nghe gọi cũng đã dần được biến đổi rất nhiều qua từng thời kỳ.

    Sau này, những tính năng được nâng cấp và thêm vào như kết nối 3G (hoặc 4G và 5G) trên những thiết bị như iPad ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn, không phải để hỗ trợ tối ưu cho tác vụ gọi điện và giao tiếp, mà là hiện thực hóa khả năng truy cập toàn diện đến các dịch vụ dữ liệu, nhất là trong giai đoạn con người đang thừa hưởng những đặc quyền đột phá của công nghệ mà chỉ thập kỷ trước thôi, nó vẫn chỉ là một viễn cảnh xa vời.

    Trong lĩnh vực công nghệ đa phương tiện, chúng ta thường đánh giá các sản phẩm mới dựa trên chính những gì ra đời trước đó để so sánh, để rồi lại tự khiến mình bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ mòn và không phù hợp với những khái niệm cách tân, đổi mới. iPad chính là một ví dụ điển hình cho ngữ cảnh đó, ngay cả ngày nay vẫn hiển hiện như vậy.

    Một câu hỏi nữa từng được đặt ra cho iPad khi nó được ra mắt, đó là cách mà mọi người loay hoay nghĩ rằng đó chỉ là một phiên bản lớn hơn của iPhone hoặc iPod - hay nói cách khác, đơn giản đó là một thiết bị có màn hình cảm ứng ngoại cỡ và được tích hợp đầy đủ các ứng dụng như trước. "Đó có phải là iPod XL hay không?" trích lời Kara Swisher trên AllThingsD. "Steve Jobs đã giới thiệu iPad, như thể là một chiếc iPhone lớn hơn vậy"; "Có vẻ như là một chiếc iPod Touch phóng to thì đúng hơn," chia sẻ bởi ArsTechnica và một chuyên gia phân tích.

    Nếu nhìn lại và để ý một chút thì chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào cách thức mà iPad đã tận dụng để chứng minh tác dụng của mình khi đứng giữa 2 phân loại sản phẩm smartphone và laptop, tự tạo nên một tiếng nói riêng của mình.

    Tất nhiên, việc nhiều người bám lấy suy nghĩ quen thuộc cổ điển trước đó cũng không có gì là sai trái cả. Xét trên tổng thể thì ở một mặt nào đó, iPad vẫn có một vài điểm lép vế hơn so với smartphone hoặc laptop. Số liệu thiết bị bán ra đã lên đến hơn 300 triệu kể từ lần đầu xuất xưởng năm 2010 - một minh chứng cho sự hấp dẫn đáng kể của iPad (ít hơn iPhone nhưng lại nhiều hơn các sản phẩm máy tính Mac). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu trong những quý gần đây lại có dấu hiệu chững lại, và kể cả Apple đang cố gắng làm mọi cách đưa nó lên một tầm cao mới khi giới thiệu phiên bản Pro, iPad vẫn khó tạo nên thêm được nhiều ấn tượng vượt trội.

    Những bằng chứng trên dần mở ra thêm những thắc mắc khác xoay quanh, khi tính đến tiềm năng có thể thay thế hoàn toàn laptop của iPad, đặc biệt là khi Apple đem đến cho iPad Pro một màn hình lớn hơn, bộ vi xử lý mạnh mẽ tương đương laptop, phụ kiện bàn phím cơ đi kèm..., tất cả đều xứng đáng đánh bại một chiếc laptop phổ biến hiện nay.

    Tuy vậy, đó lại không phải khía cạnh thỏa mãn nhu cầu sở hữu một thiết bị chuyên nghiệp, hay là bắt buộc phải đưa ra chọn lựa giữa iPad hay laptop. Mà câu hỏi cần đặt ra ở đây là "Tiêu chuẩn và xu hướng dành cho một chiếc máy tính của năm 2017 là gì?" Chắc chắn nó sẽ là cả một viễn cảnh khác hoàn toàn so với năm 2010 của quá khứ. Nếu thật sự cân nhắc đến iPad, chúng ta sẽ phải xét đến cả lĩnh vực thiết kế, dịch vụ điện toán đám mây, hệ thống xử lý, kể cả khi chúng ta phải dung hòa các góc độ giữa một hệ điều hành cho desktop và cho thiết bị di động.

    Được biết, Google đã bắt đầu giới thiệu các sản phẩm laptop của riêng mình vào năm 2011, 1 năm ngay sau khi iPad ra mắt, chính là những thiết bị chạy Chrome OS xây dựng trên nền tảng Linux, và chủ yếu vận hành qua hệ thống điện toán đám mây. Tính đến thời điểm hiện tại, chiếc Chromebook mới nhất đã hỗ trợ toàn bộ các ứng dụng dành cho di động. Dung lượng bộ nhớ ở đây không phải là vấn đề cần lo, thiết kế cũng không quá bị đặt nặng, nhưng nền tảng dữ liệu đám mây thì chắc chắn nắm giữ vai trò mật thiết.

    Nếu có người hỏi về tương lai của iPad trong 3 năm nữa, khi chạm đến dấu mốc kỷ niệm 10 năm kể từ thời điểm ra mắt, không ai có thể trả lời một cách hùng hồn được. Nhưng vẫn còn đâu đó nhiều khía cạnh khác mà cả người dùng lẫn chính Apple vẫn chưa tìm ra và giải quyết hết, vượt xa cả phạm vi "chiếc iPhone quá cỡ" như trước kia nữa.

    Tham khảo: TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ