Âm thanh to nhất thế giới đã từng tạo ra các làn sóng với cường độ gấp 10.000 lần bom Hydro

    Tấn Minh,  

    Vào ngày 27/8/1883, Trái Đất đã tạo ra tiếng ồn to nhất từng được ghi lại trong lịch sử.

    Bắt nuồng từ đảo Krakatoa, nằm giữa đảo Java và Sumatra của Indonesia, âm thanh này có thể nghe rõ ràng từ cách đó 5.000km và nghe được bởi mọi người ở 50 vị trí địa lý khác nhau trên toàn thế giới.

    Theo Aatish Bhatia của tờ Nautilus, cách Krakatoa khoảng 3.200km, cư dân New Guinea và Tây Australia cho biết họ nghe "một chuỗi các âm thanh lớn, giống tiếng pháo cao xạ ở hướng tây bắc".

    Và cách đó hơn 4.800km, trên đảo Rodrigues ở Ấn Độ Dương, người dân cho biết những gì họ nghe thấy giống như tiếng vọng từ xa của một cuộc đấu súng khốc liệt.

    Âm thanh này trên thực tế được tạo ra bởi đợt phun trào núi lửa kỷ lục thế giới, tạo ra cột khói cao 80km, thổi tro bay ra các đại dương cách đó đến 20km.

    Dung nham nóng bắn ra từ miệng núi lửa Krakatoa với vận tốc lên đến 2.575km/h, tức hơn gấp đôi vận tốc âm thanh.

    Sự kiện này được gọi là thảm họa tự nhiên lớn nhất thế kỷ 19, bởi nó còn tạo ra một đợt sóng áp lực khủng khiếp gây ra những hậu quả nặng nề cho các khu vực xung quanh.

    Sóng xung chấn từ vụ phun trào chạy quanh thế nhiều vòng, tạo ra một cơn sóng thần cao hơn 45m và nặng 600 tấn, đánh thẳng vào bờ biển Java và Sumatra, xóa sổ hoàn toàn một phần khu vực ven biển của các đảo này.

    Âm thanh to nhất thế giới đã từng tạo ra các làn sóng với cường độ gấp 10.000 lần bom Hydro - Ảnh 1.

    Núi lửa ở Krakatoa

    Cách đó rất xa, tại các vùng biển ở Nam Phi, nhiều cơn sóng thần làm chao đảo các con tàu. Và có lẽ bạn chẳng hề muốn lênh đên trên biển trong phạm vi 100km trở lại tính từ Krakatoa, khi mà: "Tàu Anh Norham Castle cách Krakatoa 64km vào thời điểm phun trào. Thuyền trưởng của tàu đã ghi lại trong nhật ký rằng 'vụ nổ kinh hoàng đến mức màng nhĩ của quá nửa số thủy thủ trên tàu đã bị thủng. Suy nghĩ cuối cùng của tôi là về người vợ thân yêu. Tôi tin rằng Ngày phán xét đã đến'" - Bhati nói.

    Theo tờ The Independent, lực bắn ra của núi lửa này cao gấp 10.000 lần một quả bom hydrogen, và cường độ âm thanh ghi nhận được vào khoảng 172 decibel từ cách đó 160km - cực kỳ điên rồ khi mà ngưỡng chịu đau của con người chỉ là 130 decibel, và âm thanh của một động cơ máy bay khi ta đứng cạnh đó cũng chỉ 150 decibel mà thôi.

    Một vụ phun trào khác không "hoành tráng" như Krakatoa, nhưng vẫn rất ấn tượng, là vụ phun trào núi lửa ở Papua New Guinea. Trong đoạn video dưới đây bạn có thể thấy được vụ nổ kèm theo những đợt sóng chấn động khủng khiếp này:

    Phun trào núi lửa ở Papua New Guinea

    Tham khảo: ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ