Ảnh vệ tinh xác nhận tuyết rơi ở sa mạc Sahara là có thật

    Chíp,  

    Từ không gian, những vệ tinh đã ghi lại được hiện tượng tuyết rơi rất hiếm xảy ra ở Sahara.

    Trong một tuần thảm họa thời tiết diễn ra ở khắp nơi, hiện tượng tuyết rơi ở Sahara thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Theo Washington Post, tuyết đã bao phủ một số phần của Sahara, có nơi tuyết rơi dày tới gần 40 cm. Các nhiếp ảnh gia tại địa phương và vệ tinh đã ghi lại được hình ảnh băng tuyết phủ trắng xóa trên cát.

    Ảnh vệ tinh xác nhận tuyết rơi ở sa mạc Sahara là có thật - Ảnh 1.

    Bức ảnh được Vệ tinh Quan sát Trái Đất của NASA chụp ngày 8/1

    Hiện tượng tuyết rơi hiếm gặp trên sa mạc lớn nhất hành tinh là một phần của mô hình khí quyển đã gây ra cơn bão khủng khiếp tại phía Đông nước Mỹ vài tuần trước và đóng băng một con cá sấu tại vườn thú Bắc Carolina gần đây. Hiện tượng thời tiết lạ thường này không hề đơn lẻ, nó là một phần của mô hình khí quyển trải dài trên khắp bán cầu Bắc, Mike Kaplan, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Sa mạc ở Nevada, chia sẻ.

    Trong mùa đông, chúng ta thường thấy không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở rất xa về phía nam, Kaplan nói. Nhưng đôi khi, theo Kaplan, sự tích tụ của không khí nóng ở phía nam và không khí lạnh ở phía bắc đạt tới đỉnh điểm và phá vỡ mô hình. Đó là khi bạn thấy mọi thứ diễn ra ngược lại, ví dụ như tuần trước Jacksonville ở Florida lạnh hơn so với Anchorage ở Alaska.

    Khi điều này xảy ra, những nơi thường nóng tới nỗi không có tuyết lại bất ngờ bị bao phủ bởi tuyết trắng. Đay chính là lý do khiến Sahara vốn có nhiệt độ trung bình gần 38 độ C vào mùa hè lại hạ xuống nhiệt độ đóng băng và mùa đông.

    Cận cảnh tuyết rơi tại sa mạc Sahara

    Thông thường, vùng Sahara cũng quá khô cho việc tạo thành băng tuyết, Stefan Kröpelin, một nhà địa chất thuộc Đại học Cologne, Đức, chia sẻ. Nhưng theo Kaplan, Chủ nhật vừa qua không khí lạnh đã tràn qua phía nam và mang theo một lượng ẩm đủ để tạo ra tuyết.

    Mặc dù là bất thường nhưng trước đây đã từng có tuyết rơi tại Sahara. Mùa đông năm ngoái, tuyết đã rơi lại Ain Sefra, Algerian, nơi được ví như cửa ngõ và sa mạc Sahara. Trước đó, năm 1979, tuyết cũng đã rơi tại sa mạc nóng nhất trái đất này. Cũng có thể tuyết đã rơi ở Sahara nhiều lần mà không ai biết bởi sa mạc này cực kỳ rộng lớn và băng tuyết cũng mau chóng tan chảy sau khi rơi xuống.

    "Hiện tượng này không xảy ra hàng năm", Kaplan nói. "Mặc dù vậy, một năm dường như quá dài với chúng ta nhưng chẳng là gì so với bầu khí quyển".

    Theo The Verge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ