Bài học từ thất bại đau đớn của những công ty hàng đầu thế giới năm 2016

    Lưu An,  

    Từ sự phục hồi của Volkswagen sau scandal khí thải đến những tiết lộ về việc gian lận tài khoản người tiêu dùng của Wells Fargo, năm 2016 đã chứng kiến không ít thăng trầm và cả những thất bại đau đớn của các công ty hàng đầu thế giới.

    Trong đó, có một số nhà lãnh đạo đã ngay lập tức nhận lỗi và thay đổi hướng đi, nhưng có những người khác lại phủ nhận, trì hoãn. Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc công khai thừa nhận những xét đoán sai lầm của mình trước đội ngũ nhân viên và các cổ đông là rất quan trọng – đó là cách duy nhất để tránh được những sai lầm tương tự trong tương lai.

    Dưới đây là những điều mà 6 vị lãnh đạo nói về những tính toán sai lầm lớn nhất của họ trong năm qua, và cách mà những trải nghiệm này đã giúp họ xây dựng lại niềm tin trong năm tiếp theo.

    Hiểu rõ giá trị của công ty trước khi thuê người mới

    Năm ngoái, công ty của Jeff Perkins đã thuê hai người từ công ty đối thủ của họ. “Vào thời điểm đó, chúng tôi nghĩ rằng mình đã có một chiến thắng lớn”, Perkins nói. “Họ hiểu rõ doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi sẽ được lợi từ những hiểu biết sâu sắc của họ về công ty đối thủ của mình”.

    Tuy nhiên, giám đốc Marketing của công ty thử nghiệm phần mềm QASsymphony cũng cho biết thêm: “Họ chấm dứt khi không có sự phù hợp văn hóa. Một trong những người được thuê giữ vai trò bán hàng quốc tế quan trọng, và anh ta đã mang theo khách hàng đi, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng ở một số thị trường mới nổi then chốt của chúng tôi.”

    Nhưng sai sót đó đã được sửa chữa: “Trong năm 2017, chúng tôi sẽ nghiêm ngặt hơn trong việc thuê những người phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty.”

    Dhruv Saxena – đồng sáng lập kiêm CEO của công ty vận chuyển ShipBob cũng phát hiện giá trị đưa ra quyết định trong các giá trị. Ông nói: “Trong những ngày đầu, khi tất cả mọi người đều làm trong cùng một phòng thì giao tiếp rất dễ dàng.”

    Nhưng khi doanh nghiệp phát triển, những lựa chọn tuyển dụng không còn theo kịp nữa, và Saxena hiện đang làm việc để gắn kết họ chặt chẽ hơn đối với sứ mệnh của công ty. “Xây dựng một đội ngũ hiệu quả đại diện cho sứ mệnh, những giá trị và văn hóa của chúng tôi là một trọng tâm chính trong năm 2017.”

    Chờ đợi rồi mới sa thải sẽ làm công ty tổn thất

    Trì hoãn việc sa thải có thể gây tốn kém như quá trình tuyển dụng. Debra Cleaver – CEO đồng thời là nhà sáng lập Vote.org đã chia sẻ rằng: “Trong năm 2016, chúng tôi đợi khá lâu để sa thải một người quản lý khó tính, anh ta đang tạo ra một môi trường làm việc độc hại cho những người người trong nhóm của mình, và chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian cũng như nỗ lực để cố gắng huấn luyện anh ta.”

    Từ đó, tổ chức này cũng đưa ra nhiều phương pháp tương tự như QASsymphony hay ShipBob và nhấn mạnh đến giá trị của chúng. Cleaver cho biết bằng cách này, đội ngũ của cô ấy không chỉ “quyết định dễ dàng hơn nếu ai đó thích hợp với công ty” mà còn “đưa ra những chi tiết cụ thể nếu chúng ta cần ai đó ra đi.”

    Hãy lắng nghe đối tác

    Curtis Eggemeyer, CEO của Lemi Shine – hãng bán các chất tẩy rửa không độc hại, cho biết: “Tôi lớn lên tại một nông trường ở miền Tây Texas, và được dạy rằng: Nếu thứ gì chưa hỏng, đừng cố sửa nó".

    Lemi Shine đã tung ra mẫu bao bì đóng gói sản phẩm mới năm 2016. "Quá trình thử nghiệm với khách hàng mục tiêu khá thành công và chúng tôi quá tự tin đến mức không thể trì hoãn thông báo thành quả với các đối tác bán lẻ của mình. Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi của chúng tôi, các nhà bán lẻ tỏ ra lo ngại rằng sản phẩm mới sẽ không tạo ra bất cứ một đồng doanh thu nào" - Eggemeyer nhớ lại.

    Kết quả cho thấy, đối tác của họ đã đúng và ban quản trị Lemi Shine đã sai. Kể từ năm 2017, công ty tập trung vào các cuộc họp với đối tác bán lẻ trước khi tung ra sản phẩm mới thường xuyên hơn.

    Văn hóa có thể giúp giải quyết sự khác biệt

    Marcia Deutsch là CEO của Medical Electronic Systems - hệ thống kiểm tra tinh trùng cho nam giới dựa trên thiết bị smartphone. Công ty này hoạt động ở Israel - một nơi yêu cầu toàn bộ người lao động phải công khai số giờ làm việc. "Chúng tôi luôn dựa trên văn hóa niềm tin để hoàn thành công việc. Và việc yêu cầu mỗi nhân viên phải check in và check out mỗi ngày là điều thật vô bổ".

    Chính vì vậy, trong năm 2017 công ty của Deutsch đã tìm ra một cách để đối phó với "chiếc đồng hồ đếm ngược". Mỗi nhân viên sẽ điền vào một tờ đăng nhập từ buổi sáng và có thể làm việc tại nhà. Điều này vẫn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và tăng tính linh hoạt cho nhân viên.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ