Bạn có biết, có đến hai phiên bản Android khác nhau nhưng chúng tạo nên một gọng kìm giữ chân các đối tác của Google

    Nguyễn Hải,  

    Một phiên bản Android là những gì bạn thấy hàng ngày trên điện thoại của mình, và một phiên bản Android khác, nằm ẩn sâu bên dưới mỗi thiết bị.

    Bạn có tin được không khi biết Android P cho phép sử dụng cả trackball để điều hướng? Viên bi xoay đó đã sinh ra và chết đi với chiếc Nexus One và HTC Hero do mọi người quá ghét nó.

    Vẫn chưa hết, nó còn hỗ trợ cho việc sử dụng cần điều khiển joystick, bàn phím, con quay hồi chuyển và một phím back. Bất cứ thứ gì mà nhà phát triển đang mơ ước có thể đưa vào các API nhập liệu của người dùng đều là một phần trong Android P. Nhưng điều này không có nghĩa là những chiếc điện thoại sắp ra mắt sẽ có trackball hay bàn phím, hay nút back trên thanh điều hướng. Nó chỉ có nghĩa là có thể có mà thôi.

    Chúng ta đã thấy điều này trong các bản build beta của Android P, xuất hiện trên nhiều điện thoại khác nhau. Nút back trên màn hình phần lớn đã biến mất và các thanh điều hướng cử chỉ mới đang tỏ ra chậm chạp. Ngoài ra vẫn còn các thách thức khác, như phần thiết lập nhanh kỳ quặc và giao diện màu mè nhưng lộn xộn. Và nói chung, không ai trong số chúng ta muốn đụng đến Android P vì những thay đổi này.

    Bạn có biết, có đến hai phiên bản Android khác nhau nhưng chúng tạo nên một gọng kìm giữ chân các đối tác của Google - Ảnh 1.

    Nhưng đó không phải Android. Hay ít nhất đó không phải Android mà chúng ta sẽ thấy trên những chiếc điện thoại của Samsung hay LG, Asus sắp ra mắt. Trên thực tế, điều này đều xảy ra mỗi lần một phiên bản Android mới xuất hiện trên smartphone của riêng Google, trong khi chúng ta phải chờ nó một thời gian để xuất hiện trên phần còn lại của thế giới Android.

    Những chiếc Pixel phone (hay trước đây là Nexus) là cách Google muốn Android trông như thế nào. Tuy nhiên với Android trên những chiếc điện thoại khác như Samsung, LG, nó sẽ lại mang dáng vẻ mà các công ty đó muốn. Bạn gần như không thực sự thấy được Android – bởi vì nó đơn giản chỉ là phần mềm để hỗ trợ cho những thiết bị mà chúng ta đang thấy mà thôi.

    Nhưng đây cũng là khởi nguồn cho cả những hiểu lầm và mơ hồ của người dùng mỗi khi nói về Android. Chính xác thì nó là mã nguồn mở được chỉnh sửa tùy ý hay nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Google. Câu trả lời có lẽ là cả hai lập luận trên đều đúng, và không những thế, nó còn tạo thành một gọng kìm để giữ chặt chân các đối tác trong hệ sinh thái của Google.

    Khi cái tên làm mọi người khó hiểu: Android như một mã nguồn mở

    Android là cái tên được sử dụng cho hàng loạt thứ khác nhau. Chúng ta gọi Android là hệ điều hành trên điện thoại, cho dù công ty nào làm nó đi nữa. Không phải lúc nào, hệ điều hành này cũng mang lại vẻ ngoài, hoạt động hay thậm chí trải nghiệm như nhau giữa các thiết bị mà chúng mang tên.

    Hệ điều hành trên điện thoại này có hai bản khác nhau mà chúng ta đều gọi là Android để tạo nên bản cài đặt cuối cùng. Một bản Android giống như phần mềm mã nguồn mở để bất kỳ ai sử dụng để xây dựng nên hệ điều hành của mình, giống như Samsung.

    Bạn có biết, có đến hai phiên bản Android khác nhau nhưng chúng tạo nên một gọng kìm giữ chân các đối tác của Google - Ảnh 2.

    Các thay đổi về thao tác điều hướng và layout trên các đời Android.

    Đó là phiên bản miễn phí và dễ tùy chỉnh, vì vậy bạn có thể điều hướng bằng cử chỉ giống như OnePlus đang làm, hay bằng joystick giống như thiết bị đeo VR Lenovo Mirage Solo, hoặc thậm chí bằng trackball nếu bạn muốn khi hồi sinh lại chiếc Nexus One cũ.

    Các hãng như Samsung cũng có thể thay đổi màu sắc, cách sắp xếp layout, màn hình thống kê tiêu thụ pin, các thiết lập nhanh, màn hình launcher, danh sách ứng dụng và gần như mọi thứ khác để có vẻ ngoài và trải nghiệm theo cách mà Samsung nghĩ là tốt nhất. Đó là điều làm cho Android trở nên vĩ đại – bạn có rất rất nhiều sự lựa chọn khác nhau theo ý mình.

    Android với một biểu tượng nhãn hiệu (trademark)

    Phiên bản Android thứ hai mà Samsung sử dụng là AndroidTM. Hãy lưu ý đến chữ nhãn hiệu viết tắt (TM: trademark) nhỏ ở bên cạnh. Google sở hữu phần mềm AndroidTM, nhưng họ cấp phép nó cho các công ty khác chừng nào các đối tác đó tuân thủ một bộ các quy tắc chi phối việc sử dụng nó. Đó là lý do tại sao Samsung phải sử dụng Chrome bên cạnh trình duyệt web của riêng họ - đó là vì một trong các quy tắc đó.

    Nếu không có giấy phép của Google cấp cho gói cài đặt Android này, sẽ không có cửa hàng ứng dụng. Và tới năm 2018 hiện nay, sẽ chẳng có ai mua điện thoại của bạn nếu không có cửa hàng ứng dụng.

    Bạn có biết, có đến hai phiên bản Android khác nhau nhưng chúng tạo nên một gọng kìm giữ chân các đối tác của Google - Ảnh 3.

    Hướng dẫn về các thao tác điều khiển trên chiếc LG G4.

    Phiên bản AndroidTM này chính là những gì các công ty sản xuất điện thoại muốn sử dụng, bởi vì nó gắn chặt username và mật khẩu của bạn với tài khoản Google. Không có bản Android này, bạn sẽ không được tích hợp Gmail hay Google Photos hay truy cập được vào Google Play. Và dĩ nhiên, Google nắm giữ quyền sở hữu Android rất nghiêm ngặt khi họ cho các công ty khác sử dụng nó.

    Quy tắc” quan trọng nhất mà các công ty như Samsung phải tuân thủ để được sử dụng AndroidTM là phải đảm bảo rằng không thay đổi nào với phiên bản Android mã nguồn mở trên được làm cho các ứng dụng trên Play Store không hoạt động.

    Điều này có nghĩa là Samsung không thể chặn một ứng dụng nào đó sử dụng thanh joystick để điều hướng như thiết kế của nó. Và với Android P, Samsung còn không thể chặn một ứng dụng sử dụng các thao tác điều hướng có sẵn. Nhưng Samsung cũng không phải sử dụng một chiếc joystick qua bluetooth để điều hướng điện thoại, hay các cử chỉ đó nếu họ không muốn vậy. Chỉ cần họ đừng động vào nó thôi.

    Các quy tắc này chính là thứ giúp Google giữ chân không chỉ các nhà sản xuất phần cứng, mà còn cả các nhà phát triển ứng dụng ở lại trong hệ sinh thái Android của mình. Các nhà sản xuất phần cứng có một nền tảng phần mềm có khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy tắc của Google nhằm hỗ trợ các nhà phát triển ứng dụng. Điều đó sẽ càng níu chân các nhà phát triển ứng dụng ở lại với nền tảng này.

    Bạn có biết, có đến hai phiên bản Android khác nhau nhưng chúng tạo nên một gọng kìm giữ chân các đối tác của Google - Ảnh 4.

    Tất cả các điều này đều áp dụng cho mọi công ty sản xuất điện thoại đang sử dụng các dịch vụ mà Google xây dựng cho Android. Thậm chí ngay cả chiếc điện thoại Pixel thuộc sở hữu Google cũng phải tuân thủ các quy tắc này, nhưng chúng cũng có thể tự do tùy chỉnh những thứ tương tự như Samsung. Và họ đã làm vậy.

    Google muốn những chiếc Pixel trở thành tầm nhìn của mình về một chiếc điện thoại Android, cũng như cách Samsung đang làm với những sản phẩm Galaxy của họ. Điều may mắn là, chiếc Pixel không phải là một tham chiếu tuyệt đối để buộc các công ty khác phải làm theo. Điều đó cho phép chúng ta có được nhiều lựa chọn về một chiếc điện thoại để kết nối với những thứ mình cần, nhưng mỗi thiết bị lại có các đặc điểm khác biệt, giống như con người chúng ta vậy.

    Tham khảo Android Central

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày