Các nhà khoa học đã tìm ra thứ "công tắc" trong não bộ giúp tắt đi nỗi sợ hãi và bật lên niềm can đảm

    TNS,  

    Nếu vẫn còn e ngại và nghi ngờ về lòng dũng cảm của mình, giờ đây bạn đã có thể yên tâm hơn một chút...

    Tất cả các loài động vật trên thế giới, trong đó có cả con người, khi đứng trước tình huống ngàn cân treo sợi tóc đều phản ứng theo một trong ba cách sau: Hoặc quá sợ hãi đến mức chẳng thể làm được gì, hoặc chạy trốn, hoặc đứng lại và chiến đấu. Nếu vẫn còn e ngại và nghi ngờ về lòng dũng cảm của mình, có lẽ giờ đây bạn đã yên tâm hơn một chút khi các nhà khoa học thuộc đại học Stanford vừa phát hiện ra thứ “công tắc” giúp tắt nỗi sợ hãi và gia tăng lòng can đảm.

    Trong giai đoạn đầu, thử nghiệm này đang được áp dụng trên chuột, nhưng nếu có thể áp dụng trên con người, sẽ là một bước đột phá lớn trong việc điều trị các bệnh lý có liên quan tới các rối loạn lo âu.

    Sở dĩ thử nghiệm này được áp dụng bước đầu trên chuột là do chúng là con mồi cho rất nhiều loại động vật trong thiên nhiên như rắn, cú… Mỗi khi phát hiện thấy kẻ thù, phần đông trong số chúng sẽ sợ hãi bỏ chạy, như cũng có những con chuột sẽ bất chấp tất cả và phản kháng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 dòng tế bào có vai trò kiểm soát những hành vi kể trên ở loài chuột. Một dòng tế bào sẽ làm chúng sợ hãi tới mức quên cả phản kháng, trong khi dòng tế bào còn lại sẽ kích thích những đáp ứng mang tính chất chống trả.

    Để tiến hành nghiên cứu này, họ sử dụng môi trường bóng tối, sau đó mô phỏng hình ảnh của những loài chim săn mồi đang tiếp cận lại gần. Tiếp đó, các nhà khoa học tiến hành theo dõi những đáp ứng trong não bộ của chuột.

    Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, các đáp ứng với mối đe dọa do một cấu trúc nằm ở mặt bụng của đồi não đảm nhiệm. Cấu trúc này đóng vai trò trong việc liên kết hai cấu trúc khác có tên là hạch hạnh nhân nền và vỏ não trung tâm trước trán - hai cấu trúc đảm nhiệm vai trò xử lý hai đường dẫn truyền trái ngược nhau trong cơn rối loạn lo âu.

    Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, việc kích thích và hai vùng này sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau trên chuột trước các loại thú săn mồi sắp sửa tấn công mình. Họ nhận thấy rằng việc kích thích dòng tế bào làm khởi phát đường dẫn truyền bắt nguồn từ hạt hạnh nhân nền khiến loài chuột trở nên sợ hãi tới mức không thể làm được gì, trong khi đó, khi kích thích các tế bào gây khởi phát đường dẫn truyền bắt nguồn từ vỏ não trước trán, chuột thí nghiệm dường như sẽ phản ứng một cách quyết liệt hơn bằng những động thái sẵn sàng tấn công kẻ thù của mình

    Mặc dù mới chỉ được tiến hành trên chuột, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn rất lạc quan về triển vọng rằng nó có thể mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh lý rối loạn lo âu, cũng như các loại stress sau sang chấn tâm lý.

    Tham khảo: Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ