"Cha đẻ" của bàn phím cơ, IBM Model F sắp được hồi sinh sau 30 năm dừng sản xuất

    Tuấn Hưng,  

    Điều đáng nói là không phải IBM đã hồi sinh cho Model F, mà là một anh chàng có đam mê cháy bỏng với bàn phím tên Joe Strandberg - người đã đầu tư 100.000 USD để đưa chiếc bàn phím huyền thoại này "từ cõi chết trở về".

    Đối với một số người, bàn phím chỉ là bàn phím. Miễn là nó không bị kẹt nút, và có tốc độ phản hồi nhanh, thì bàn phím nào cũng được. Thế nhưng một số nhân khác thì lại không vậy, đặc biệt là những người có công việc liên quan đến gõ cả nghìn chữ một ngày, và đặc biệt nhạy cảm với chất lượng của bàn phím. Đối với những “lão làng” có tuổi đời cao và hiểu biết nhiều về các sản phẩm nước ngoài, thì chắc chắn Model F của IBM là chuẩn mực vàng mà mọi nhà sản xuất nên học tập và làm theo.

    Nhưng vấn đề lớn nhất đối với Model F, đó chính là việc nó được ra đời từ đầu những thập niên 80 của thế kỷ trước, cùng với chiếc PC 5150 của IBM và đi đến cuối “vòng đời” chỉ gần chục năm sau đó. Điều khiến Model F trở nên rất đăc biệt, đó chính là công nghệ công tắc lò xo oằn (buckling spring) mà họ đã phát triển hồi năm 1970, và đối với những ai thèm khát cảm giác nảy đến sung sướng của nó, thì tin tốt cho bạn đây – chiếc Model F sắp được bày bán trở lại trong thời gian ngắn.

    Nói thêm về công nghệ Buckling spring switch của IBM, nó được đăng ký bằng sáng chế vào năm 1978 và Model F là sản phẩm đầu tiên được áp dụng loại công tắc này. Đúng như tên gọi, bên trong mỗi công tắc là một chiếc lò xo và nó sẽ oằn khi phím bị nhấn xuống và kích hoạt một cái cò nhỏ nhấn vào 2 tấm nhựa hay màng có tính dẫn ép vào nhau, từ đó đóng mạch và gởi tín hiệu đi. Cơ chế hoạt động của loại công tắc này phát ra tiếng click và tạo cảm giác phản hồi vật lý khiến người gõ biết được khi nào phím được nhấn xuống.

    Cơ chế hoạt động của Buckling Spring Switch
    Cơ chế hoạt động của Buckling Spring Switch

    Điều đáng nói là không phải IBM đã hồi sinh cho Model F,mà là một anh chàng có đam mê cháy bỏng với bàn phím tên Joe Strandberg, theo tờ PCMag cho biết. Strandberg đã đầu tư hẳn 100.000 USD để thuê một nhà máy ở Trung Quốc và thiết lập dây chuyền sản xuất bàn phím Model F giống hệt như phiên bản gốc. Để tái hiện được thiết kế độc đáo của Model F không phải chỉ có công sức của mình Joe, mà còn có sự đóng góp của các thành viên cộng đồng Deskthority, Reddit hay Geekhack nữa.

    Trái tim của bàn phím này chính là công nghệ công tắc lò xo oằn (buckling spring switch) mà IBM đã sáng lập ra, đồng thời cũng được giới chuyên gia nhận định là cha đẻ của bàn phím cơ hiện nay khi chúng đều được phỏng theo công tắc (switch) của IBM. Nó mang đến tốc độ phản hồi nhanh, độ chính xác cao và sự thoải mái. Ngoài ra, Model F được cấu thành từ các vật liệu siêu bền, bao gồm hơn 2,3 kg thép cùng các hợp kim khác.

    Bàn phím Model F do Joe Strangberg sản xuất

    Nếu muốn sở hữu một chiếc Model F của Strandberg thì bạn phải nhanh tay lên, bởi anh này chỉ nhận đặt hàng đến 31/7 tới đây thôi. Giá của nó là 325 USB (7,1 triệu đồng) cho khung bàn phím chưa có nút bấm (keycap). Bộ nút sẽ có giá bán riêng là 29 USD, tương đương 638.000 đồng) và cách bố trí bàn phím (layout) theo kiểu ANSI, ISO hay HHKB đều đủ cả. Đây không phải là dự án kêu gọi gây quỹ, vì hầu hết chi phí cho quá trình sản xuất đều đã được thanh toán, và giá thành chính thức của sản phẩm đã dược công bố, nó sẽ đến tay khách đặt hàng sau hai đến ba tháng. Nếu như bạn muốn có “một vé đi tuổi thơ”, hãy sắm cho mình ngay một mẫu bàn phím Model F, hoặc nếu chần chừ sẽ phải đợ thêm một năm nữa cơ hội này mới quay lại.

    Theo Digital Trends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ