Chỉ 1 câu nói ‘chí mạng’, ông chủ Xiaomi thức tỉnh tay chơi khét tiếng, vươn mình lột xác thành tỷ phú: Thử ngẫm, chắc chắn hữu ích với bạn!

    Trần Anh, Thể thao & Văn hóa 

    Thành - bại là tất yếu của đời người, nhưng nếu sợ hãi, chùn chân không dám tiến về phía trước, chắc chắn bạn là người thua cuộc.

    Tất Thắng, tên cũng như người, ở độ tuổi 20, anh đã là trợ lý của Robin Li, giám đốc điều hành của Baidu. Năm 2005, Baidu ra mắt ở Hoa Kỳ, cổ phiếu tăng 354% vào cùng ngày, Baidu thu được biển tiền chỉ sau một đêm và Tất Thắng cũng kiếm được hũ vàng đầu tiên từ việc này. Rõ ràng, đây không phải là một khối tài sản nhỏ.

    Một chiếc bánh lớn đột nhiên từ trên trời rơi xuống đã đánh gục Tất Thắng, ở tuổi đầu 30, anh ấy chọn nghỉ việc, ngày ngày chỉ cùng với bạn bè ăn chơi, lái du thuyền ra khơi, không thì sẽ ở nhà xem tivi và ngủ. Con người luôn muốn hưởng lạc, nhưng thực tế, một khi không có gì để làm, không có mục tiêu thì cuộc sống sẽ bắt đầu trở nên trống rỗng. 

    Một năm rưỡi cứ trôi qua như vậy, một lần, Tất Thắng gặp lại Robin Li, sếp cũ đã nói với anh rằng: "Nếu cứ nhàn rỗi như thế này, cậu sẽ dần trở nên vô dụng đấy." 

    Trước đây khi còn làm ở Baidu, Robin Li cho Tất Thắng rất nhiều không gian tự do, tự do làm việc, tự do tiêu tiền, dẫn đến việc anh không chịu được văn hóa kèm kẹp của các công ty lớn khác, mà công ty nhỏ thì lại nuôi không nổi anh. Loại trạng thái này khiến Tất Thắng cảm thấy mình không còn phù hợp với việc làm công nữa, vốn định đầu tư vào VANCL, nhưng không ngờ VANCL phát triển quá nhanh, nên anh không kịp nắm bắt cơ hội. 

    Khi Tất Thắng đang đau đầu không biết phải làm gì, Lôi Quân đã đề nghị anh làm thương mại điện tử. Tất Thắng không biết gì về thương mại điện tử, kiến thức mà Lôi Quân nói, một câu anh cũng không hiểu, nên đã từ chối Lôi Quân vì sợ sẽ thất bại. 

    Nhưng Lôi Quân nói với anh: "Thế giới rộng lớn như vậy, chút khó khăn của con người có đáng là gì, cậu cứ làm đi, dù sau này có thất bại thì đã sao chứ? Cuộc đời làm gì có ai mà vĩnh viễn không thất bại."

    Nghe vậy, Tất Thắng hỏi: "Thế nên bán cái gì?" Lôi Quân trả lời: "Bán đồ chơi." 

    Lôi Quân đã là bạn của Tất Thắng hơn mười năm, nên anh ấy chưa bao giờ nghi ngờ lời nói của Lôi Quân, còn Lôi Quân, ngay cả bảng kế hoạch kinh doanh cũng không đòi mà đã mạnh tay đầu tư 2 triệu USD cho Tất Thắng. 

    Chỉ 1 câu nói ‘chí mạng’, ông chủ Xiaomi thức tỉnh tay chơi khét tiếng, vươn mình lột xác thành tỷ phú: Thử ngẫm, chắc chắn hữu ích với bạn! - Ảnh 1.

    Tất Thắng - người thay đổi cuộc đời nhờ "gợi ý" của Lôi Quân - ông chủ Xaomi (Ảnh Iz13)

    Tháng 5 năm 2008, trang wed Letao được ra mắt, tập trung vào thị trường đồ chơi. Lôi Quân và Tất Thắng nghĩ Trung Quốc có hơn 300 triệu trẻ em, thị trường rất lớn, mà lợi nhuận của đồ chơi thì lại cao, có thể nói, bán đồ chơi trên sàn thương mại điện tử là một ý tưởng rất có giá. 

    Thời gian đầu, đồ chơi bán trên Letao.com rất đa dạng, nhưng chất lượng không đồng đều khiến mức độ hài lòng của khách hàng khá thấp. Trước vấn đề này, Tất Thắng quyết định chuyển sang bán đồ chơi trẻ em cao cấp, chất lượng cao. Nhưng vấn đề lại tiếp tục phát sinh, người tìm đến mua sắm trực tuyến chủ yếu là vì ham giá rẻ, hàng cao cấp của Letao lập tức bị mất lợi thế về giá. 

    Tất Thắng rất ấn tượng với bộ phim "Siêu Khuyển Thần Thông" của Châu Tinh Trì, bộ phim đã khiến món đồ chơi siêu khuyển bán rất chạy vào thời gian đó. Letao.com cũng đã hợp tác với nhà sản xuất chính hãng, bán 1 con với giá là 99 USD.

    Bán được 6 tháng, dữ liệu cho thấy doanh thu hàng ngày của công ty đã vượt quá 1,5 ngàn USD, công ty đã có lãi. Tất Thắng quyết định dẫn mọi người ra ngoài ăn mừng một phen, nhưng khi quay lại tính toán, trừ đi tiền ăn và khoản vay bên nhà cung cấp thì công ty vẫn còn lỗ. Ngoài việc lỗ tiền, Tất Thắng còn phát hiện ra rằng thị trường đồ chơi không như anh và Lôi Quân tưởng tượng. 

    Tất Thắng bắt đầu xem xét việc chuyển đổi mô hình của Letao, định hướng sang thị trường quần áo, giày dép và túi xách, nhóm nghiên cứu của công ty cẩn thận xem xét từ đầu đến chân thì thấy rằng ngoại trừ giày dép, tất cả mặt hàng khác về cơ bản đều bị VANCL "bành trướng" hết rồi. Tất Thắng chắc chắn không thể cạnh tranh lại VANCL trên thị trường quần áo nên tốt nhất là chỉ bán giày dép.

    Vào tháng 5 năm 2009, trang giày dép của Letao đã ra mắt. Ba ngày trước khi ra mắt, máy chủ đã bị sập do lưu lượng truy cập quá nhiều. Sau một tuần ra mắt, thu nhập đã vượt xa thu nhập từ việc bán đồ chơi. Gia đình Letao của Tất Thắng chỉ trong 3 tháng đã tăng doanh thu từ 1,5 ngàn USD đến 15 ngàn USD mỗi ngày. 

    Điều mà ngành bán lẻ sợ nhất là tồn đọng hàng, ngay từ đầu Tất Thắng đã kiên quyết chỉ bán hàng ký gửi chứ không mua hàng. Là một công ty thương mại điện tử vô danh, 5 nhà cung cấp đầu tiên của Letao đều do Tất Thắng đàm phán, thậm chí anh còn từng kiên trì bỏ ra 7 tháng để thuyết phục nhà cung cấp khó tính nhất. 

    Mô hình kinh doanh không có hàng tồn kho, hoạt động ổn định và mạng lưới khách hàng đa dạng, sau lưng còn có mấy ông chủ lớn chống lưng, tất cả dường như đều đã rất hoàn hảo.

    Chỉ 1 câu nói ‘chí mạng’, ông chủ Xiaomi thức tỉnh tay chơi khét tiếng, vươn mình lột xác thành tỷ phú: Thử ngẫm, chắc chắn hữu ích với bạn! - Ảnh 2.

    Ảnh minh hoạ: Pinterest

    "Cuộc cách mạng" thành công của Letao đã dẫn đến sự xuất hiện đồng thời của hơn chục công ty thương mại điện tử giày tương tự ở Trung Quốc, công ty nào cũng chơi rất lớn, nhà nhà đều đốt tiền để mua lưu lượng truy cập và quảng cáo. Để không bị đối thủ vượt mặt, các lãnh đạo cấp cao của Letao cũng bắt đầu mạnh tay đầu tư vào quảng cáo, với một lượng lớn chi phí quảng cáo và hoạt động giảm giá, doanh số của Letao tăng mạnh nhưng chỉ trong nửa năm lại rơi vào tình trạng lỗ nặng.

    Tất Thắng ban đầu muốn mở rộng quy mô bằng cách đầu tư vào quảng cáo, chỉ khi quy mô lớn, anh ta mới có cơ hội huy động vốn và tiêu diệt đối thủ trên đường đua. Nhưng khoản lỗ khổng lồ trong nháy mắt đã khiến Tất Thắng bình tĩnh lại, anh cho rằng nếu cứ mãi chạy đua quảng cáo và hạ giá như thế thì Letao sẽ không còn lợi nhuận nữa, trừ phi những đối thủ của anh đều biến mất thì Letao mới có thể an toàn phát triển. 

    Tất Thắng quyết định dẫn dắt Letao đột phá vòng vây, thử sức với thương hiệu riêng. Năm 2011, Letao hợp tác với các nhà phát triển trò chơi di động, Angry Birds và Fruit Ninja, để tung ra một thương hiệu chung, thương hiệu này đã trở nên rất nổi tiếng và mang lại cho Tất Thắng tia hy vọng. 

    Vào tháng 6 năm 2012, Letao tung ra 5 thương hiệu giày mới cùng một lúc, để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí, Tất Thắng cũng đã cắt bỏ kho hàng bán ký gửi của các nhà cung cấp mà Letao.com đã dày công xây dựng trong những năm đầu. 

    Kết quả là năm 2011, sau khi chuyển đổi hoàn toàn thành thương hiệu riêng, Letao đã bán được 40.000 đôi giày/ngày. Nửa năm sau, Letao đã có hàng chục triệu đôi giày trong kho. 

    Thế nhưng vào năm 2014, Tất Thắng đã bán Letao đang trên đà thành công cho một công ty Hong Kong. Sau khi bán Letao, Tất Thắng bắt tay lại từ đầu, thành lập "Biyao.com", một sàn thương mại loại hình C2M (consumer-to-Manufacturer). 

    Một chiếc túi xa xỉ được bán trên thị trường giá hàng nghìn USD, thực tế có chi phí sản xuất gốc chỉ trên dưới 100 USD, chênh lệch giá gấp 10 lần. Sự ra đời của Biyao.com là vì mục đích muốn cho khách hàng mua được giá tốt nhưng vẫn có được mặt hàng chất lượng cao, Biyao.com sẽ loại bỏ hết tất cả những người/khâu trung gian ở giữa khiến giá thành tới tay người tiêu dùng được tối ưu. 

    Tất Thắng đã đàm phán với các nhà cung cấp như Burberry, Prada, Under Armour, Nike, Essilor và Cartier của Trung Quốc, đồng thời tung ra một số danh mục như giày nữ, giày thể thao, kính và phụ kiện. 

    Sau thành công của Letao, liệu Tất Thắng sẽ phiêu lưu cùng Biyao trên hành trình sắp tới như thế nào đây? Câu chuyện vẫn còn đang được doanh nhân này viết tiếp!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày