Chuyện chưa kể về cỗ máy Breakmate - một trong những thất bại thảm hại nhất của Coca Cola

    Lưu An,  

    Giai đoạn giữa những năm 1970, Coke bắt đầu tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn khi cung cấp một chiếc máy bán hàng tự động để phục vụ các văn phòng nhỏ hoặc khu thương mại có từ 5 đến 50 nhân viên. Và Ggải pháp của Coke chính là chiếc máy Breakmate.

    Breakmate được coi là đã tạo ra cuộc cách mạng hóa thay đổi cách chúng ta tiêu thụ soda, ngang với sự ra đời của bình đựng và chai nước soda, mang lại món đồ uống nhẹ có đường hấp dẫn cho hàng triệu nhân viên văn phòng tại Mỹ.

    Thế nhưng tại sao Coca Cola lại phải đối mặt với thất bại “khổ sở” khi doanh số bán hàng sụt giảm trầm trọng trong giai đoạn những năm 1980 với chiếc máy bán coca tự động này?

    Không có gì khó khăn khi bán các sản phẩm Coca Cola tại Mỹ hay bất cứ một nơi nào khác. Thương hiệu toàn cầu này được định giá trên 167 tỷ USD. Đây cũng là nhãn hiệu đồ uống bán chạy số 1 tại Mỹ trong suốt hơn một thế kỷ qua.

    Nhưng đến giai đoạn giữa những năm 1970, Coke bắt đầu tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn khi cung cấp một chiếc máy bán hàng tự động để phục vụ các văn phòng nhỏ hoặc khu thương mại có từ 5 đến 50 nhân viên.

    Giải pháp của Coke chính là Breakmate – chiếc máy bán hàng mini được làm lạnh với kích cỡ của một chiếc lò vi sóng thập niên 80 kết hợp 3 loại siro khác nhau của Coca Cola (Coke, Diet Coke, Sprite) theo tỷ lệ soda truyền thống 5:1.

    Coke đã hợp tác cùng với Bosch-Siemens để phát triển thiết bị này. Bạn có thể tìm thấy phiên bản đầu tiên của bình đựng soda tự phục vụ này tại các gian hàng fast food hiện nay. Nó nằm ngay cạnh máy pha cà phê và trở thành vật dụng không thể thiếu trong các văn phòng công sở trên khắp nước Mỹ.

    “Cà phê là đồ uống buổi sáng, còn các loại nước giải khát có thể là lựa chọn cả ngày. Nước giải khát là đồ uống phổ biến tại Mỹ bởi trung bình một người Mỹ tiêu thụ 45 gallons nước giải khát hàng năm”, Ira L. Gleser – phát ngôn viên của Coca Cola chia sẻ trên LA Times năm 1988.

    Tuy nhiên kể từ khi ra mắt, Breakmate lại nhận được sự quan tâm “khiêm tốn”, chỉ có khoảng 20.000 địa điểm sử dụng chiếc máy này. Coca Cola từng kỳ vọng doanh thu của hệ thống này sẽ chiếm khoảng 2% doanh số toàn công ty, tương đương 20 triệu gallons nước giải khát được tiêu thụ mỗi năm.

    Hoạt động của Breakmate.

    Tuy nhiên, dự đoán này đã không xảy ra. Breakmate là một thiết bị quá tỉ mỉ. Lượng nước chiếc máy này đổ ra không đều, các vị soda pha trộn lung tung, thậm chí ngay cả bản thân chiếc máy cũng đòi hỏi bảo trì liên tục mới có thể vận hành bình thường. Và trong khi hệ thống này được thiết kế để cung cấp thức uống có trọng lượng 6,5 ounce với mức giá trung bình 25,6 cents, dịch vụ gọi đồ nhanh đã biến Breakmate từ một chiếc máy "hái ra tiền" thành “máy đốt tiền”.

    Coke quyết định ngừng hoạt động các máy Breakmate vào năm 2007 khi dừng cung cấp các bộ phận thay thế và “chôn vùi” hệ thống này vào năm 2010. Cho đến nay, chúng ta tiếp tục thưởng thức những lon Coca Cola theo cách từ năm 1899: Uống bằng chai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ