Con robot của Apple muốn có chiếc iPhone cũ của bạn nhưng các chuyên gia khuyên đừng đưa cho nó

    Nguyễn Hải,  

    Có nhiều cách tốt hơn để bảo vệ môi trường trước khi đưa chiếc điện thoại cũ của bạn vào cỗ máy tái chế này.

    Apple muốn tái chế chiếc iPhone cũ của bạn đến mức họ làm ra cả một con robot để thực hiện công việc đó. Đầu năm nay, công ty đã giới thiệu robot Liam qua một đoạn video quảng cáo. Nó có 29 cánh tay và có thể tháo toàn bộ một chiếc điện thoại cũ trong vòng 11 giây, và cho nó vào các thùng chứa màn hình, ốc vít, khay SIM và pin.

    Liam có thể tháo dỡ khoảng 1,2 triệu chiếc iPhone một năm, và Apple đã tạo ra một chương trình đặc biệt cho khách hàng của mình, có tên gọi Renew, để giữ cho chiếc máy luôn có việc để làm. Bên cạnh điện thoại, công ty còn tháo dỡ những chiếc iPad, iPod, bàn phím Bluetooth , tai nghe có dây, các cổng chuyển đổi chân cắm và dây sạc, với một mức giá miễn phí rất ngọt ngào.

    Những lợi ích từ việc tái chế điện thoại cũ của Apple

    Nghe rất tuyệt phải không? Nhưng một khi Liam rã chiếc máy đó ra thành từng linh kiện một, Apple sẽ bán từng phần trong số chúng cho các nhà tái chế. Nó được xem như một hệ thống sạch từ một công ty từng công khai kêu gọi về trách nhiệm môi trường lớn hơn: Những viên pin Lithium nguy hiểm có thể để họ tự xử lý, trong khi các kim loại có giá trị được tập trung dành cho việc tái chế.

    Nhưng ngoài phần lợi nhuận thương mại ở đây – việc trao thiết bị cũ của bạn cho một công ty đã làm ra chúng có thể không phải là một lựa chọn tốt nhất cho bạn hay cho hành tinh. Bởi vì Apple cũng có lợi ích trong việc giữ cho những chiếc iPhone đã ngừng hoạt động hay bị làm nhái không đưa ra thị trường. Họ áp dụng chính sách “phá hủy hoàn toàn” đối với các đối tác tái chế của mình – điều này có nghĩa là một số bộ phận dù có thể được tái sử dụng, vẫn bị phá hủy hoàn toàn. Đó thực sự là một điều lãng phí.

    Khi Apple phá hủy thiết bị cũ của bạn, rất nhiều các chip xử lý hoàn hảo và camera vẫn có thể sử dụng được – trong các điện thoại tái chế, chiếc piano đồ chơi, các drone ưa thích, và cả các thiết bị thông minh – thay vì bị nấu chảy. Màn hình, dù có thể thay thế cho những chiếc bị hỏng để kéo dài tuổi thọ cho những điện thoại cũ, lại bị nghiền nhỏ, và vậy là một lượng nhỏ khoáng chất có giá trị sẽ bị mất mát khi biến thành bụi như vậy.

    Đi kèm với các hao hụt về tài nguyên , là năng lượng đã bỏ ra để khai thác, tinh chế, sản xuất, vận chuyển và lắp ráp cũng bốc hơi theo những vật liệu này. Theo báo cáo mới nhất về trách nhiệm môi trường của Apple, trung bình mỗi sản phẩm của Apple gây ra 252 pound (114 kg) khí CO2 để sản xuất – bằng 77% tổng lượng khí nhà kính mà công ty tạo ra.

    Rõ ràng chương trình Renew sẽ có ích hơn là để các đồ điện tử, với sự kết hợp giữa nhiều kim loại quý và công nghệ tinh chế cao cấp, nằm trong một ngăn kéo hay một bãi rác. Và Apple đang đi đầu trong việc này khi nói về trách nhiệm của họ cho việc phát sinh rác thải mỗi lần công ty ra mắt một sản phẩm mới.

    Nhưng khi bạn muốn bỏ đi một chiếc smartphone cũ, có nhiều lựa chọn tốt hơn đưa nó cho một con robot tái chế.

    Tái chế đồ điện tử vốn đã là một việc phức tạp, và nó càng phức tạp hơn khi thiết bị của chúng ta ngày một nhỏ hơn, phức tạp hơn. Có hơn 70 nguyên tố khác nhau trong một smartphone hiện đại – chiếm đến gần 2/3 số nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.

    Các vật liệu này được chiết xuất từ quặng thô và được tinh chế qua các quy trình và các chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Ví dụ như vàng bạc trong thân và mạch điện của iPhone. Có Lithium và Cobalt trong mỗi viên pin, và neodyum “nguyên tố đất hiếm” trong nam châm để tạo ra những tiếng vo ve khi máy rung. Indium tạo thành một lớp dẫn điện trong suốt trên màn hình cảm ứng, Europium tạo ra màu đỏ trên màn hình của bạn, và các chất khác cũng tương tự như vậy.

    Chúng ta tiếp xúc với những kim loại này hàng ngày, mà không hề nghĩ về chúng.” David Abraham, người đứng đầu Trung tâm vật liệu hiếm, vật liệu điện và Công nghệ, đồng thời là một người hành nghề giao dịch hàng hóa. Trong quyển sách “Các nguyên tố Quyền lực” xuất bản vào năm 2015, ông Abraham chỉ ra rằng việc khai thác tất cả các nguyên tố đó từ quặng thô tốn rất nhiều năng lượng – nhưng việc tái chế chúng cũng vậy.

    Thậm chí, chúng ta không hề giỏi việc tái chế vật liệu như chúng ta nghĩ.” Abraham cho biết. Lấy ví dụ như các vỏ nhôm, nguyên tố đơn giản nhất có thể tái chế được. Mỗi lần một vỏ nhôm được nấu chảy và tái xử lý, một phần lượng nhôm lại bị hao hụt.

    Còn đối với những sản phẩm phức tạp như smartphone, chỉ một lượng nhỏ trên tổng số vật liệu có thể được thu hồi. Thông thường, các bộ phận được chia tách– thường bằng cách xé nhỏ chúng ra – và các phần lại được sắp xếp lại, vì vậy những kim loại giá trị có thể được sàng lọc và đem bán lại. Những kim loại này phần lớn sẽ là vàng và các kim loại quý khác: các vật liệu này có thị trường đủ lớn để bỏ thời gian và công sức ra tái chế chúng.

    Nhưng việc xé nhỏ những chiếc smartphone ra để lấy vàng bên trong không phải việc làm lý tưởng, rất nhiều vật liệu sẽ bị mất chúng bị xoay tròn và trộn lẫn vào nhau. Bạn cũng có thể tách các thiết bị điện này bằng tay, nhưng nó rất đắt đỏ, cũng như không an toàn. Ví dụ các viên pin Lithium, dễ bị nổ và có thể làm ô nhiễm nguồn nước và đất nếu không được loại bỏ đúng cách. Còn với những vật liệu có khối lượng rất nhỏ hoặc rất khó để tái chế - như nhựa hoặc các hợp kim kim loại – nó sẽ rẻ hơn nếu được sản xuất từ đầu.

    Hơn thế nữa, Tedd Lister, một nhà nghiên cứu tại Viện Vật liệu Quan trọng ở Ames, Iowa, cho biết, một chiếc iPhone hiện đại giờ chứa số vật liệu nhiều gấp đôi một chiếc di động đời đầu. Điều đó làm chúng khó tái chế hay sửa chữa hơn.

    Bạn không thể tách yếu tố công nghệ khỏi yếu tố kinh tế.” Lister chỉ ra. Công việc của ông tập trung vào việc tìm các cách tốt hơn để thu hồi các vật liệu như các nguyên tố đất hiếm, hiện chỉ thu hồi được một lượng nhỏ so với lượng được sử dụng. “Bạn có thể tái chế bất cứ thứ gì bạn muốn,” ông cho biết, “Nếu như bạn sẵn sàng trả tiền cho nó. Không mấy ngạc nhiên, khi hầu hết mọi người lại không làm vậy.”

    Không những vậy, giờ đồ điện tử còn không làm theo cách đó. “Máy Gameboys từng được làm theo kết cấu module – bạn có thể gỡ máy hoặc gỡ viên pin ra.” David Abraham cho biết. Nhưng với iPhone, chúng ta đang quay lưng lại với cách làm đơn giản đó.

    Vậy điều gì có thể tốt hơn việc tái chế?

    Hãy bắt đầu với 2 chữ R còn lại trong 3 chữ “R”: reduce và reuse (giảm thiểu và tái sử dụng). “Đừng mua một chiếc iPhone mới.” Abraham cho biết. “Thay thế màn hình và pin của iPhone bất cứ khi nào bạn có thể, cho đến khi nó thực sự hỏng.”

    Ngay cả khi bạn không muốn dùng nữa, “vẫn có ai đó muốn chiếc điện thoại đó của bạn” Adam Minter, tác giả của cuốn Junkyard Planet (hành tinh bãi rác) và là một chuyên gia về các vòng lặp phức tạp giữa cung và cầu trong ngành công nghiệp tái chế toàn cầu, hứa hẹn.

    Cho dù nó có vẻ không bóng bẩy và xấu xí thế nào đi nữa, thị trường cho điện thoại đã qua sử dụng là vô cùng lớn ở Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Phi. “Việc nghĩ đến tái chế đầu tiên là một lối suy nghĩ phá hoại môi trường.” ông Minter cho biết.

    Ngay cả Apple cũng làm theo cách đó. Apple tuyên bố chương trình tái chế của họ vào năm 2015, đã tránh được việc thải ra các bãi chôn lấp 89 triệu pound (hơn 40.000 tấn) rác thải điện tử, và thu hồi được 61 triệu pound (hơn 27.000 tấn) vật liệu tái sử dụng. Nếu tính theo khối lượng, các con số trên tương đương với 215 triệu chiếc iPhone 6S hay 20 triệu chiếc Macbook Pro.

    Nhưng việc các vật liệu đó được thu hồi như thế nào lại có rất nhiều ý nghĩa. Trong tài liệu giới thiệu Liam, phó chủ tịch về các vấn đề môi trường của Apple, Lisa Jackson cho biết, “phần lớn các thiết bị được thu lại để nâng cấp cho việc tái sử dụng.”

    Nhưng Apple không công bố số liệu thống kê về tỷ lệ tái sử dụng so với tỷ lệ tái sử dụng của chương trình Renew, vì vậy không có cách nào để biết chắc điều này. Một nghiên cứu về thị trường điện thoại tân trang lại cho thấy khoảng 65% điện thoại được tái sử dụng tại Mỹ. (Apple từ chối bình luận về việc này, nhưng chỉ ra rằng Liam chỉ là một thử nghiệm về việc làm thế nào thu hồi các vật liệu có giá trị từ đồ điện tử và họ vẫn còn nhiều việc phải làm.)

    Chính vì vậy, ông Minter cho rằng, ai cũng có thể làm tốt hơn Apple trong việc xử lý một chiếc điện thoại cũ. Ngay cả những chiếc iPhone 5 – smartphone được xem như quá cũ vào thời điểm này – vẫn được các cửa hàng chào đón. Nếu bạn mang nó đến một cửa hàng của Apple, bạn sẽ nhận được một thẻ quà tặng trị giá 50 USD. Cùng chiếc điện thoại đó, bạn có thể bán được 100 – 200 USD trên thị trường hàng secondhand.

    Chỉ khi nào thiết bị điện tử của bạn bị rã ra thành từng mảnh, đó mới là lúc bạn có thể nói về việc tái chế. Nguồn cung của Trái Đất cho các kim loại và tài nguyên này là hữu hạn. Chúng ta sẽ cần kéo dài tuổi thọ của những sản phẩm chúng ta đang sử dụng và phải làm thế nào để mang lại cuộc sống mới cho các bộ phận của sản phẩm khi chúng chết.

    Vì vậy, dù cỗ máy Liam với 29 cánh tay rất ấn tượng trên camera – và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế đồ điện tử của chúng ta trong tương lại – tuy nhiên, giữa chiếc điện thoại bên mình càng lâu càng tốt lại là lựa chọn tốt hơn.

    Tham khảo Grist.org

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ