Khi được hỏi về tương lai của những chiếc điện thoại cỡ lớn, Steve Jobs đã thẳng thừng tuyên bố: “Sẽ chẳng ai thèm mua chúng đâu”. Và có nằm mơ Steve Jobs cũng không ngờ rằng, 6 năm sau khi ông mất, phablet đã trở thành tiêu chuẩn đáng mơ ước của điện thoại cao cấp, đồng thời tự “khai sinh” nên một phân khúc điện thoại khiến Apple không ít lần “hụt hơi” trước Samsung.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 1.



ự kiện ra mắt iPhone 6 để chạy theo thành công của Galaxy Note vào năm 2014 không phải là lần đầu tiên Apple phải đi ngược lại lời khuyên của Steve Jobs để tìm đường đến thành công.

Trước mẫu phablet đầu tiên gắn mác Táo, rất nhiều ý tưởng từng bị Steve Jobs "ruồng rẫy" nhưng giờ lại trở thành tiêu chuẩn của Apple: tỷ lệ màn hình rộng (Jobs tin rằng 4:3 là con số hoàn hảo của Apple), giao diện phẳng, tai nghe không dây,...

Đáng nhớ nhất, hồi năm 2010, Jobs chia sẻ rằng ông không hề đánh giá cao "phiên bản tí hon" của iPad trong tương lai với câu nói đầy ẩn ý: "Bạn phải bán kèm giấy ráp với tablet cỡ nhỏ để người dùng có thể thu nhỏ ngón tay của họ". Vậy mà sau đó 2 năm, Apple trình làng chiếc iPad Mini thế hệ đầu tiên. Thiết bị này nhanh chóng gặt hái doanh số ấn tượng đồng thời giữ vững đà tăng trưởng của iPad trong bối cảnh máy tính bảng dần trở nên "nhàm chán" trong mắt người dùng.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 3.

Trong tất cả, "sự phản bội" lớn nhất của Apple đối với Steve Jobs dưới triều đại Tim Cook có lẽ là chiếc bút stylus trên iPad Pro được giới thiệu vào năm 2015. Cả đời Steve Jobs luôn căm thù những chiếc bút stylus. "Cái bút ấy dễ rơi mà lại còn thiếu trực quan nữa chứ", nhà sáng lập của Apple đã từng nói với "phó tướng" phần mềm của mình như vậy.



Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 4.

Nếu như bút stylus là thứ Steve Jobs căm ghét nhất cả cuộc đời thì vị trí thứ hai và thứ ba chắc chắn phải thuộc về Android và smartphone màn hình lớn. Từ chỗ mời Eric Schmidt (chủ tịch, cựu CEO Google) đứng vào HĐQT của Táo, Steve Jobs đã lên tiếng tuyên bố thánh chiến chống lại Android. Năm 2010, trong sự kiện báo chí để lý giải về scandal đáng xấu hổ Antennagate (iPhone 4 mất sóng vì... người dùng cầm không đúng cách), nhà sáng lập của Apple đã tuyên bố như sau về smartphone cỡ lớn:

"Bạn không thể dùng một tay để cầm những chiếc điện thoại đó. Sẽ chẳng có ai mua chúng cả. Rồi smartphone cỡ lớn sẽ giống như Hummer mà thôi".

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 5.

Nhưng những năm tháng đó vẫn thuộc về Apple. Ít lâu sau Antennagate, Apple cũng vén màn iPad và thiết kế mới cho MacBook Air. iPhone 4 vẫn là một thành công khổng lồ khi từ bỏ thiết kế tròn trịa của 3 thế hệ đầu để chuyển sang một thân hình vuông vắn hơn. Cả thế giới phát cuồng vì Steve Jobs.

Cái bóng của Apple lên toàn bộ thị trường smartphone lúc này vẫn là quá rõ ràng. Năm 2010, Samsung mới chỉ kịp ra mắt thế hệ Galaxy S đầu tiên với khá nhiều hạn chế và chưa thể xác lập được vị thế thống trị. Thị trường Android còn non trẻ vẫn đang ngập tràn trong khó khăn: chiến lược Google Nexus đã chìm vào thất bại, HTC đã bắt đầu đi vào giai đoạn rối loạn danh mục và chiến lược giá. Ngay cả Motorola DROID, chiếc điện thoại Android duy nhất đạt được thành công tương đối cũng vẫn phải cậy nhờ đến bàn phím vật lý.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 6.

Android của thời đại này là biểu tượng của chậm giật với độ ổn định và tính năng thua kém rõ rệt so với iOS của Apple.

Trong hoàn cảnh đó, sẽ là điên khùng nếu bạn không đi theo con đường của Steve Jobs.



Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 7.

Steve Jobs mất ngày 5/11/2011, chỉ đúng 1 ngày sau khi iPhone 4S ra đời. Đó là chiếc điện thoại ngập tràn sự thất vọng của các iFan: tất cả mọi người đều đã mong đợi Apple sẽ tung ra iPhone 5 với thiết kế hoàn toàn mới.

Đây chính là thời điểm Samsung vươn lên trở thành thế lực smartphone số 1 thế giới. Tại sự kiện MWC diễn ra vào tháng 2, gã khổng lồ Hàn Quốc vén màn mẫu đầu bảng Galaxy S II và chính thức thiết lập khuôn mẫu cho cuộc đua đầu bảng sau này: S II có cấu hình mạnh, có màn hình AMOLED 4.3 inch tuyệt đẹp, có camera chất lượng và trên hết, có trải nghiệm Android không-còn-dở-tệ nhờ TouchWiz 4.0 có khả năng tận dụng tối đa phần cứng mạnh mẽ. Sau 3 tháng, Samsung tuyên bố đạt doanh số 10 triệu máy. Một kỷ lục không thấm vào đâu so với Galaxy S7 hay S8 sau này, nhưng vẫn là quá ấn tượng với thị trường smartphone của 2010.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 8.

Chiếc Galaxy S II của Samsung có một điểm đặc biệt so với đối thủ iPhone 4: màn hình của S II có kích cỡ lên tới 4.3 inch. Phải đến tận 2012, Apple mới có điện thoại 4 inch. Đến 2014, iPhone 6 cũng chỉ có màn hình 4.7 inch. Trong suốt 3 năm từ iPhone 4s đến iPhone 6, công ty của Tim Cook sẽ sớm phải chịu sức ép cực kỳ khủng khiếp: đối thủ lớn nhất của Apple sẽ sớm tạo thế gọng kìm bằng một chiếc điện thoại "điên khùng" trong năm 2011.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 9.

Qua bao năm, giờ “Đại đại gia đình” Galaxy Note lại sắp chào đón thêm một thành viên mới…

Đó là Galaxy Note, ra mắt ngày 29/10/2011. Nếu như Galaxy S II là tuyên ngôn dành cho cuộc chiến đầu bảng thì Galaxy Note lại là tuyên ngôn chống lại thời đại "cái bóng của Steve Jobs". Chiếc điện thoại này có đầy đủ những gì Steve Jobs căm ghét: có màn hình siêu lớn (5.3 inch) tỷ lệ gần 16:9, chạy trên Android và thậm chí có cả stylus.

Một cuộc chiến sẽ chứng kiến tất cả các đột phá của ngành smartphone trong những năm tiếp theo đã chính thức bắt đầu. Và người ta gọi tên cuộc chiến ấy là phablet.



Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 10.

Cú sốc Galaxy Note đã khiến toàn bộ thế giới công nghệ phải suy nghĩ lại về màn hình của smartphone. Bằng trải nghiệm lướt web và xem video tuyệt vời hơn hẳn các đối thủ cùng thời, Samsung đã một mình loại bỏ suy nghĩ rằng smartphone lớn hơn 5 inch sẽ tạo ra cảm giác kỳ cục khi nghe gọi hay sẽ gây bất tiện khi bỏ túi. Ấn tượng nhất, Samsung cũng đã loại bỏ sự thù hằn của thị trường đối với bút stylus: sự có mặt của S Pen trên Galaxy Note không phải để khắc phục các điểm yếu của công nghệ cảm ứng như thời kỳ PDA và Windows Mobile mà là để mang lại những công năng mới cho người dùng. Ứng dụng S Memo cho đến nay vẫn được coi là một đột phá về phần mềm trên Android khi mở ra những tính năng viết tay, vẽ, ghi chú cực kỳ tiện lợi.

Tất cả các đối thủ Android đều đã từng tìm cách đặt chân vào mảnh đất phablet màu mỡ: LG có VU và Optimus G Pro, HTC có One Max, Sony có Xperia Z Ultra, Huawei có Mate 7. Đến cả Dell cũng nhảy vào cuộc với Dell Streak.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 11.

Đến cả đối thủ "phá giá" đến từ Trung Quốc là Xiaomi cũng vội vàng nhảy vào cuộc chiến phablet với chiếc Redmi Note ra mắt vào tháng 3/2014. Điều buồn cười là ở chỗ, trong khi mẫu Redmi cỡ lớn đầu tiên không hề bất cứ tính năng ghi chú nào như danh mục Galaxy Note, Xiaomi vẫn chọn cái tên "Redmi Note" để ăn theo một phần thành công của gã khổng lồ Hàn Quốc. "Sao chép là biểu hiện chân thành nhất của lòng ngưỡng mộ": có thể nói rằng, Redmi Note là minh chứng cho vị thế đại diện của Samsung trên thị trường phablet.

Không một đối thủ nào có thể đe dọa tới Samsung. Bài học ở đây là hết sức rõ ràng: các hãng đi sau chỉ lười biếng đem phóng đại những thiết kế có sẵn của mình thay vì đem đến những sáng tạo, đột phá. Không phải vô cớ mà Samsung sử dụng thương hiệu "Note" thay vì "S Note" theo cùng một cách của "Redmi Note", One Max" và "Z Ultra": các mẫu phablet cao cấp từ Hàn Quốc liên tiếp được mở rộng tính năng stylus qua những ý tưởng độc đáo như Air Command (tự động kích hoạt menu điều khiển khi tháo bút), Pen Window (mở app trong cửa sổ... tự vẽ), Pen Select (dùng S Pen giống như dùng... chuột để bôi đen).

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 12.

Lớp vỏ giả da và cây bút stylus tuyệt đỉnh: Note thực sự là cuốn vở của thời đại smartphone.

Trên các thế hệ Note 3 và Note 4, chính những đột phá này cùng với thiết kế "giả da" cao cấp đã xác định vị thế của danh mục Note là chiếc điện thoại cao cấp dành cho người dùng chuyên nghiệp. Bên cạnh 2 phiên bản chính, Samsung thậm chí còn khiến các fan ngỡ ngàng khi ra mắt Galaxy Round (bản uốn cong của Note 3) và Galaxy Note Edge (bản "vát" của Note 4). Cả 2 đều không thực sự thành công, nhưng vẫn đi vào trái tim của Samfan với vai trò là những biểu tượng của lòng sáng tạo dũng cảm.




Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 13.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 14.

Phải đến tận ngày 9/9/2014, danh mục Note của Samsung mới có đối thủ thực thụ khi Apple ra mắt iPhone 6 Plus kích cỡ 5.5 inch. Cuộc chiến phablet nhanh chóng nóng lên với những con số ấn tượng dành cho iPhone 6 và 6 Plus. Lý do rất dễ hiểu: iFan đã phải chờ đợi tới 3 năm kể từ khi Samsung khai phá lĩnh vực phablet cho đến khi Apple có chiếc smartphone cỡ lớn đầu tiên.

Đáng tiếc rằng khởi đầu của Apple cũng không hề suôn sẻ. Các báo cáo về tình trạng lỗi màn hình xước dăm, ...bứt tóc, camera nhòe hình và trầm trọng nhất là "Bendgate" (lỗi khiến 6 Plus bị bẻ cong một cách dễ dàng) khiến cho rất nhiều iFan thất vọng.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 15.

Khi phablet đặt chân vào thời đại vát cạnh.

Dù sao, thành công của iPhone 6 Plus cũng đã mở ra một kẽ hở trong vị thế phablet của Samsung: khi Note tập trung vào nhóm người dùng đẳng cấp doanh nhân, gã khổng lồ Hàn Quốc vẫn chưa có một sản phẩm thực sự thời trang, thực sự choáng ngợp để tấn công vào thị trường phổ thông nói chung.

Đây sẽ là bài toán được Samsung tập trung giải quyết sau khi khai phá thị trường màn hình vát cạnh với Galaxy S6 edge tuyệt đẹp: tháng 9/2015, Samsung ra mắt cả Note 5 viền lưng kính lẫn S6 edge có màn hình vát 5.7 inch. Trong bối cảnh Apple sẽ sớm tập trung toàn lực vào phablet (6s Plus và 7 Plus có nhiều tính năng mà iPhone 6 và iPhone 7 không có), sự bổ sung của S6 edge và tiếp đó là S7 edge đã giúp cho người Hàn Quốc có tới 2 mũi nhọn để cạnh tranh với Apple trên phân khúc cao cấp.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 16.

Khi Note bước lên kỷ nguyên thiết kế mới.



Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 17.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 18.

Sau thành công ấn tượng của Galaxy S7 và S7 edge, giá quá đắt của bài học Note7 khiến cho ý chí cạnh tranh của người Hàn càng thêm sôi sục. Cho nửa đầu 2017, Samsung đưa ra không chỉ 1 mà là 2 quyết định vô cùng táo bạo: áp dụng thiết kế vát cho tất cả các mẫu smartphone đầu bảng và mở rộng trải nghiệm hiển thị lên tiêu chuẩn 18:9. Khái niệm phablet một lần nữa thay đổi với chỉ số đường chéo lên tới 6.2 inch nhưng là bên trong một thân hình vẫn đủ nhỏ gọn cho cuộc sống hàng ngày.

Những sự cố về pin hay về bất cứ một khía cạnh nào khác đã hoàn toàn biến mất. Không đầy 1 tháng từ ngày phát hành, Samsung vui mừng tuyên bố doanh số 10 triệu chiếc cho S8 và S8 , cao hơn hẳn bộ đôi S7 và S7 edge. Note7 cũng được hồi sinh dưới tên gọi "Note 7 Fan Edition", và mảng di động góp hơn 1/3 trong khoản lợi nhuận kỷ lục 9,9 tỷ USD trong quý 2/2017 của toàn bộ Samsung Group. Vượt mặt Apple, Samsung chính thức trở thành gã khổng lồ công nghệ có lợi nhuận cao nhất trên toàn cầu.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 19.

Một năm sau Note7, sự kiện ra mắt Note8 vào ngày 28/8 là đỉnh điểm cho sự trở lại hoàn hảo của Samsung. Tiếp bước những đột phá đã có trên Galaxy S8, Note8 sẽ là sự tổng hợp của một thiết kế choáng ngợp nhất, một trải nghiệm nghe nhìn đạt tới giới hạn đỉnh cao (6.3 inch) và một loạt các tính năng stylus hữu ích.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 20.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 21.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 22.

"Hãy làm những điều lớn lao hơn" là thông điệp của Samsung tới các tín đồ Android đang ngóng chờ Note8. Từ vị thế là một chiếc smartphone ra đời cho những người dùng chuyên nghiệp không chấp nhận không gian chật hẹp của iPhone, Note8 sẽ trở thành một biểu tượng mới của các trải nghiệm lướt web và xem phim với màn hình 6.3 inch tỷ lệ 19.5:9. Kinh nghiệm 7 năm "hồi sinh" cho bút stylus trước sự ghẻ lạnh của Apple sẽ hiện thân trên  Note8 với một loạt các tính năng sáng tạo dành cho Note8: vẽ hình động ngay trên ảnh chụp, ghi chú không cần unlock, cộng đồng PenUp để chia sẻ tác phẩm sáng tạo... Bỏ xa vai trò quá khứ là để khắc phục hạn chế của cảm ứng điện trở, bút stylus (của Samsung) ngày nay có tới 4096 điểm nhận lực nhấn và đầu bút chỉ 7mm.

Cú ngược dòng chống lại Steve Jobs và vị thế thống trị của Samsung - Ảnh 23.

Đáng kinh ngạc nhất, Note8 còn mang đến khả năng dịch nội dung trực tiếp và chuyển đổi tiền tệ ngay trên hình ảnh. Đó là một bước đi thể hiện Samsung đang tiến những bước mạnh mẽ sau khi ra mắt Bixby trên Galaxy S8/S8 vào đầu năm nay. Không gian desktop DEX từ Galaxy S8 tiếp tục có mặt trên Note8 để tạo ra một cuộc sống số đầy đủ nhất cho người dùng.

Rõ ràng, sức sáng tạo trên không gian phablet đã không dừng ở màn hình.

Đây là lúc cuộc chiến phablet trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Apple vẫn tiếp tục ưu ái cho iPhone Plus trước iPhone thường để đẩy cao giá bán trung bình. Vai trò của phablet Galaxy cũng ngày một quan trọng: theo chính tuyên bố của Samsung, Galaxy S8 chiếm hơn 50% tổng doanh số của series S8. Phablet rõ ràng đã trở thành cuộc chiến trọng yếu của smartphone, và trong cuộc chiến này, nỗ lực dẫn đầu đột phá thuộc về kẻ đầu tiên đã dám đối đầu với Steve Jobs: Samsung.

Gia Cường
Tom
Theo Trí Thức Trẻ1/9/2017