Cũ nhưng không ai biết: Tiếng khủng long trong "Jurassic Park" thực chất là âm thanh đám rùa đang "uỵch"

    Hieu.D,  

    Hóa ra tiếng động vật khi làm tình cũng là một âm thanh khá hữu dụng để các nhà sản xuất đưa lên phim.

    Tác phẩm điện ảnh Jurassic Park được sản xuất năm 1993 hóa ra lại ẩn chứa một sự thật vô cùng thú vị, liên quan đến công đoạn sản xuất của các nhà làm phim tài ba.

    Nếu bạn đã từng thưởng thức bộ phim này nhiều lần, có lẽ bạn đã nghe qua tiếng kêu của khủng long Raptor. Dù có thân hình nhỏ bé so với các đồng loại khác, thế nhưng chúng lại phát ra những âm thanh khá khó chịu và không hề bắt tai. Vậy bạn có biết, để tạo ra những âm thanh này, các nhà sản xuất đã phải làm gì không?

    Câu trả lời: Họ đã thu lại âm thanh của loài rùa khi đang làm tình và ghép vào các cảnh có khủng long Raptor ở trong phim.

    Một đàn Raptor đang nhăm nhe trong nhà bếp, trích từ phim Jurassic Park 1993. Chúng phát ra âm thanh khò khè, thực chất là tiếng của rùa đang làm tình

    Bạn không hề nghe nhầm đâu! Chính ông Gary Rydstrom, nhà thiết kế âm thanh cho bộ phim năm 1993 đã chia sẻ với tờ Vulture như sau:

    "Nếu mọi người biết về nguồn gốc của âm thanh trong phim Jurassic Park, chắc chắn bộ phim sẽ bị xếp loại R. Dù có hơi xấu hổ thật, nhưng thực chất tiếng của khủng long Raptor trong phim khi chúng tương tác với nhau chính là tiếng rùa đang làm tình đấy".

    Rydstrom cho biết, tiếng động mà loài rùa tạo ra khi làm tình là thứ âm thanh hoàn hảo dành cho các nhà thiết kế tiếng động trong phim. Lý do bởi chúng có thể làm tình không nghỉ ngơi, mỗi cuộc "mây mưa" kéo dài hàng giờ liền. Đặc biệt hơn, trong suốt quá trình đó, rùa phát ra những âm thanh rất đặc trưng mà khó có thể tìm thấy ở đâu khác, cực phù hợp để ghép với những thước phim có khủng long raptor.

    Cũ nhưng không ai biết: Tiếng khủng long trong Jurassic Park thực chất là âm thanh đám rùa đang uỵch - Ảnh 2.

    Trên thực tế, việc tạo ra âm thanh để lồng tiếng cho các loài khủng long trong Jurassic Park là một công việc không hề dễ dàng. Rydstrom không thể sử dụng giọng nói con người, vì vậy ông đã tìm đến những âm thanh do các loài vật tạo nên trong tự nhiên.

    Ví dụ như khủng long Gallimimus có tiếng động lấy từ ngựa, khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex được lồng tiếng bởi chú chó săn Buster của Rydstrom và một con voi con. Còn đối với khủng long raptor, ngoài tiếng rùa làm tình ra, Rydstrom  cũng lồng ghép khéo léo thêm cả tiếng của ngoài ngỗng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ