Cyanogen bất ngờ cắt giảm 20% nhân sự, chuyển hướng phát triển và đầu tư sang lĩnh vực ứng dụng

    NPQM,  

    Liệu bước đi mới này của Cyanogen bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào, và kết quả thu về trong tương lai có khả quan hay không, ảnh hưởng như thế nào đến người dùng liên quan trên thế giới?

    Cyanogen có vẻ như đang lâm vào tình thế khủng hoảng nhất từ trước đến nay, khi một bài báo trên Android Police (trích theo nhiều nguồn tin) đã đưa ra thống kê rằng tổ chức sáng chế phần mềm Android với tuổi đời chỉ vỏn vẹn 3 năm này dự kiến sẽ cắt giảm nhân sự lên đến 20%, đồng thời họ dường như cũng có kế hoạch chuyển hướng sang tập trung đầu tư vào ứng dụng thay vì phát triển nền tảng hỗ trợ hệ điều hành như trước.

    Về cơ bản, tên gọi và nhãn hiệu "Cyanogen" có vẻ hơi chung chung và dễ khiến người ta nhầm lẫn, lúng túng giữa nhiều nhánh nhỏ của công ty. Do đó, hãy cùng điểm qua một số khái niệm sau:

    - Cyanogen: là một cá nhân - Steve Kondik - chủ sáng lập nên CyanogeMod.

    - CyanogenMod: một nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí, dựa trên Android và tất nhiên được thiết kế tương thích với hàng trăm thế hệ thiết bị di động, thích hợp với mọi đối tượng người dùng.

    - Cyanogen OS: Hệ điều hành trả phí thương mại mà các nhà sản xuất phụ tùng công nghệ gốc có thể mua lại và cài đặt lên thiết bị của mình. Về cơ bản, cốt lõi của nó khá giống với CyanogenMod nhưng thêm một số tính năng độc quyền và hỗ trợ cập nhật từ Cyanogen Inc.

    - Cyanogen Inc.: Công ty đại diện giao dịch và phân phối các mặt hàng, thiết kế như Cyanogen OS đến những hãng công nghệ khác, được thành lập bởi các nhân tố chủ chốt từ khi còn phát triển dự án mã nguồn mở CyanogenMod.

    - Cyanogen Mods: Nền tảng ứng dụng độc quyền cho Cyanogen OS từ Cyanogen Inc.

    Cụ thể, theo trích dẫn chính xác từ Android Police: "có đến 30 trên tổng số 136 nhân viên tại Cyanogen Inc. thuộc vào danh sách cắt giảm, từ đó ảnh hưởng khá lớn đến bộ phận phát triển và phụ trách mã nguồn mở của công ty". Tiếp đó, dự án CyanogenMod có thể bị "hủy bỏ và tạm hoãn vô thời hạn". Chưa biết tính xác thực của thông tin này, thế nhưng có lẽ với tình trạng hầu hết những lập trình viên nắm giữ vị trí quan trọng cũng bị mất việc thì tương lai cho CyangenMod cũng không sáng sủa cho lắm.

    Chi tiết về quá trình này cũng được Android Police diễn tả tường tận:

    "Sự việc trên xảy đến như một lẽ thường tình sau khi một vài vị trí cấp cao của công ty bị bỏ trống từ một thời gian dài trước đó. Về phần những nhân viên hiện tại vẫn an phận tại Cyanogen, họ không phải đến làm việc ngày hôm nay. Những ai có mặt tại trụ sở công ty ở Seattle này mới thực sự là người không may mắn khi phải chứng kiến quyết định thôi việc dành cho bản thân. Đêm trước đó họ cũng đã được triệu tập đến một cuộc họp mặt nhân sự chung, có lẽ cũng đủ để dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra."

    Có vẻ như đội ngũ quản lý Cyanogen Inc. lại muốn khuấy động những trang truyền thông và báo chí liên quan, khi Kirt McMaster - CEO của công ty đã khẳng định họ đang "cố gắng mang Android tách biệt hẳn ra khỏi Google, nã một phát súng chính diện vào tập đoàn công nghệ đa quốc gia này". Mục đích ban đầu của công ty cũng nhằm vào việc cho phép các hãng công nghệ đối tác được tự phát triển hệ điều hành trên thiết bị của mình dựa trên Cyanogen OS thay vì phải mất công tự tạo ra một nền tảng và hệ sinh thái cũng như các bản cập nhật của riêng mình.

    Một trong những công ty phần cứng gắn kết mật thiết nhất với Cyanogen Inc. là OnePlus và sản phẩm OnePlus One. Tuy nhiên, sau khi mối quan hệ và hợp tác trên kết thúc vì một vài bất đồng quan điểm, Cyanogen OS chỉ còn được biết đến qua một vài hãng điện thoại khá ít tên tuổi tại thị trường Ấn Độ.

    Cũng phải kể thêm, công ty cũng từng hợp tác với Microsoft để cho ra mắt dịch vụ Bing, Skype, OneDrive, Outlook và Office được tích hợp lên Cyanogen OS. Nhưng với tình trạng hiện nay khi ít có hãng sản xuất công nghệ nào làm đối tác để ứng dụng Cyanogen OS lên thiết bị của họ, thì những nỗ lực trên có thể chỉ là vô ích.

    Tương lai của công ty, theo nhiều nguồn tin, sẽ phụ thuộc vào việc phát triển ứng dụng, trở thành một hướng đi mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xây dựng trên nền tảng "Mod", vốn không khác gì một "AppSore" nói chung; hoặc cũng có thể họ đang tính đến việc thương mại hóa một vài ứng dụng độc quyền cho CyanogenMod hoặc Cyanogen OS. Đi kèm với hệ điều hành nói chung, Cyanogen cũng thiết kế nên một giao diện Theme Store riêng, Gallery, Dialer, Music Player, Email và một hệ thống quản lý tài khoản từ xa.

    Dù sao thì vẫn chưa có thông tin gì khả quan cho Cyanogen về một viễn cảnh khởi sắc và tươi sáng hơn. Hãy cùng sẵn sàng chờ xem những bước đi và quyết định tiếp theo của công ty đưa ra là gì để khắc phục tình trạng hiện nay.

    Tham khảo: arstechnica.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ