Đây rồi! Cuối cùng Apple cũng tung thêm thông tin về cách thức công nghệ nhận diện khuôn mặt hoạt động

    Dink,  

    Chức năng bảo mật sinh trắc học này sẽ là con át chủ bài để Apple lôi kéo người dùng từ tay đối thủ.

    Apple vừa cập nhật thông tin bảo mật trên trang chủ của họ ngày hôm qua, hé lộ cho chúng thêm chút chi tiết về về cách thức công nghệ nhận diện khuôn mặt của họ hoạt động. Đúng như hứa hẹn, những thông tin này được công bố trước thời điểm chiếc iPhone X – thiết bị tiên tiến nhất của iPhone hiện tại, có sử dụng công nghệ này – được chính thức mở bán.

    Apple đặt tên nó là Face ID, sử dụng camera 3D có tên TrueDepth để có thể có được hình ảnh khuôn mặt chính xác, chi tiết và có chiều sâu nhất. Một chìa khóa bảo mật cần phải có được sự chính xác như thế. Thông tin mới mà Apple vừa cung cấp trả lời cho chúng ta vài câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.

    Trong một bản thảo bảo mật tổng quát Face ID, một trang hỗ trợ của Apple về công nghệ mới-nhưng-không-mới này, một trang thông tin bảo mật, thì dưới đây là những gì trang tin Business Insider sàng lọc được:

    Đây là Face ID

    Apple nói rằng họ đã tạo ra những chiếc mặt nạ 3D để thử nghiệm xem Face ID có thể bị đánh lừa không. Nhưng chưa có gì là chắc chắn, cho tới khi người dùng cầm thử được sản phẩm trên tay.

    Tôi vẫn cần phải tự tay thử, và tôi sẽ không bao giờ đặt niềm tin vào bên bán hàng nào cho tới khi tôi được chứng kiến sản phẩm của họ hoạt động trong thực tế, nhưng tên giấy tờ, thì có vẻ công nghệ này đủ an toàn trong mắt của đại đa số khách hàng của Apple”, Rich Mogull, CEO của công ty bảo mật Securosis nói.

    Apple khẳng định tỉ lệ để có người có thể có cùng cấu trúc mặt, mở khóa điện thoại của bạn là 1/1.000.000. Một mối lo khác, đó là việc Face ID có thể bị đánh lừa bằng một tấm ảnh. Apple khẳng định họ đã thử nghiệm bằng mặt nạ 3D và không thấy chuyện đó xảy ra.

    Cứ phải chờ xem, vì bài thử ấy sẽ là thứ đầu tiên được các công ty bảo mật thực hiện khi chiếc iPhone X có mặt trên thị trường.

    Trong thông tin vừa công bố, Apple nói thêm về 6 trường hợp Face ID sẽ không mở khóa iPhone, thay vào đó sẽ yêu cầu mật khẩu thông thường:

    - Thiết bị vừa mới được bật lên hoặc vừa được khởi động lại.

    - Thiết bị chưa được mở khóa trong vòng 48 giờ.

    - Thiết bị chưa được mở khóa bằng mật khẩu trong vòng 156 giờ VÀ Face ID chưa được sử dụng trong vòng 4 giờ trở lại.

    - Thiết bị nhận được lệnh khóa từ xa.

    - Sau năm lần thử mặt mà vẫn chưa mở được thiết bị.

    - Sau khi tắt máy/tắt máy khẩn cấp bằng ấn và giữ các nút chỉnh âm lượng và nút nguồn trong vòng 2 giây.

    Và không chỉ dừng lại ở nhận dạng khuôn mặt

    Apple không chỉ công bố thông tin về nhận diện khuôn mặt Face ID, họ còn nói về những sản phẩm khác như việc theo dõi cookie trên trình duyệt Safari, truy cập vào chế độ khẩn cấp bằng cách ấn 5 lần nút sleep/wake – nút nằm bên thân máy cùng một số vấn đề bảo mật khác.

    Đa số doanh số của Apple tới từ những thiết bị đặc biệt và các sản phẩm phần cứng. Họ nắm quyền kiểm soát cả phần cứng và phần mềm, nên việc áp dụng những hệ thống mới mà mình tự phát triển, sản xuất sẽ dễ dàng hơn hẳn những công ty công nghệ khác.

    Rõ ràng là bảo mật sinh trắc học – vân tay, mống mắt, khuôn mặt – đóng một vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển bảo mật của Apple. Họ chắc chắn sẽ dựa vào công nghệ này để quảng bá sản phẩm, lôi kéo khách hàng chọn mình thay vì những đối thủ khác.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ