Điều trị ung thư phổi hiệu quả khi kết hợp 2 loại thuốc hiện có trên thị trường

    zknight,  

    Phác đồ mới được thử nghiệm trên chuột.

    Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Clinical Investigation, kết hợp 2 loại thuốc hiện có trên thị trường sẽ giúp điều trị hầu hết các dạng ung thư phổi. Đó là thuốc nhắm đến thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì EGFR và một thuốc nhắm vào yếu tố hoại tử khối u TNF.

    Hiện tại, chất ức chế EGFR có trong thuốc Cetuximab của Bristol-Meyers Squibb, dạng tiêm tĩnh mạch và dạng uống. Thuốc TNF có trong Humira của AbbVie dạng tiêm. Nhưng hai loại thuốc này chưa được sử dụng kết hợp trên người trong bất kỳ phác đồ nào.

    Thử nghiệm mới chỉ được thực hiện trên chuột. Theo đó, thuốc TNF giúp ngăn chặn khối u ung thư phổi kháng thuốc, khiến nó nhạy cảm với thuốc EGFR từ đó bị tiêu diệt.

    Các nhà khoa học hi vọng họ sẽ tiến tới thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trong vòng 12 tháng tới, bởi cả 2 loại thuốc đã được Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 thường được thực hiện trên 100-300 bệnh nhân, nhằm thử hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc

     Từ trên xuống là các khối u không được điều trị, điều trị với 1 trong 2 loại thuốc và hàng dưới cùng là khối u được điều trị kết hợp cả 2 loại

    Từ trên xuống là các khối u không được điều trị, điều trị với 1 trong 2 loại thuốc và hàng dưới cùng là khối u được điều trị kết hợp cả 2 loại

    "Ngăn chặn cả hai loại protein này (EGFR và TNF) có thể là phương pháp điều trị cho đa số bệnh nhân ung thư phổi", Tiến sĩ Amyn Habib, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Harold C. Simmons thuộc Đại học UT Southwestern cho biết.

    "Nếu chiến lược này có hiệu quả, thì nó có thể áp dụng rộng rãi không chỉ đối với ung thư phổi mà còn chống các loại ung thư khác có biểu hiện EGFR, bao gồm ung thư não, đại tràng và ung thư cổ tử cung", Tiến sĩ David Gerber, cũng tới từ Trung tâm Ung thư Simmons, cho biết.

    Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổi biến nhất ở Mỹ đối với cả nam giới và phụ nữ. Ung thư phổi đã gây ra 26% số ca tử vong do ung thư vào năm 2017. Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 85% các loại ung thư phổi.

    Trước đây, các chất ức chế EGFR chỉ có hiệu quả điều trị trong 10-15% các ung thư phổi không tế bào nhỏ có biến thể của EGFR.

    "Có một nỗ lực to lớn trong vài năm qua để chặn EGFR như một phương pháp điều trị ung thư phổi, nhưng liệu pháp này chỉ hoạt động trong một nhóm nhỏ các bệnh nhân”, tiến sĩ Habib nói. "Ung thư tái phát với chính con đường ban đầu của nó".

    Với sự kết hợp 2 loại thuốc chặn EGFR và TNF, hiệu quả điều trị sẽ được cải thiện. Ngoài ra, đây đều là các loại thuốc dung nạp tốt. Cả hai chất ức chế EGFR và chất ức chế TNF đều nằm trong nhóm thuốc nhắm mục tiêu, có nghĩa là chúng ảnh hưởng đến các phân tử đặc biệt trong tế bào ung thư và ít gây tác dụng nghiêm trọng.

    Ngược lại, các thuốc hóa trị truyền thống có tác dụng rộng, giết chết cả tế bào ung thư và mô khỏe mạnh, và dẫn đến nhiều phản ứng phụ khó chịu cho bệnh nhân bao gồm rụng tóc, suy kiệt, chán ăn…

    Tiến sĩ John Minna, Trưởng khoa Nghiên cứu Ung thư tại UT Southwestern, chuyên khoa ung thư phổi học phân tử cho biết: "Phát hiện này có khả năng thay đổi đáng kể cách chúng ta điều trị ung thư phổi".

    Tham khảo UPI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ