Đỉnh cao kỹ thuật xây dựng một lần nữa gọi tên Trung Quốc: Vắt 3km bê tông và thép ngang biển, công trình ‘2 trong 1’ tham vọng đạt 2 kỷ lục thế giới mới

    Anh Dũng,  

    Dự án khủng của Trung Quốc vừa đạt thêm những bước tiến lớn, khiến thế giới phải khâm phục về độ phát triển kỹ thuật xây dựng của nước này.

    Đỉnh cao kỹ thuật xây dựng một lần nữa gọi tên Trung Quốc: Vắt 3km bê tông và thép ngang biển, công trình ‘2 trong 1’ tham vọng đạt 2 kỷ lục thế giới mới- Ảnh 1.

    Nguồn: CGTN

    Tiến độ xây dựng cây cầu kép Xihoumen tích hợp đường sắt và đường cao tốc đang đạt được nhiều bước tiến mới. Đội xây dựng vừa hoàn thành đổ bê tông cho cọc khoan nhồi ở trụ chính của cầu. Cầu Xihoumen sau khi xây xong sẽ trở thành cây cầu đa dụng lớn nhất thế giới, đáp ứng cả nhu cầu giao thông đường bộ và đường sắt.

    Hiện tại, móng cột trụ chính của cầu tiếp tục được xây dựng và giai đoạn xây dầm dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2025. Cọc khoan nhồi của cây cầu này đã đạt kỷ lục thế giới mới với đường kính là 6,3 mét và độ sâu là 90 mét. Theo CMG, những thách thức từ gió mạnh, sóng cao, biển sâu và dòng chảy siết đã làm tăng độ khó của dự án.

    Đỉnh cao kỹ thuật xây dựng một lần nữa gọi tên Trung Quốc: Vắt 3km bê tông và thép ngang biển, công trình ‘2 trong 1’ tham vọng đạt 2 kỷ lục thế giới mới- Ảnh 2.

    Việc xây dựng cầu lưỡng dụng đường sắt-cao tốc Xihoumen, một dự án trọng điểm của Đường sắt Ninh Ba-Chu Sơn, đang được tiến hành tại tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: VCG

    Theo thông tin từ Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG), cầu Xihoumen sẽ giúp Chu Sơn kết nối với mạng lưới đường sắt quốc gia. Vì cây cầu này sẽ bắc qua eo nước Xihoumen, kết nối Đảo Kim Đường và Đảo Sách Tử của Chu Sơn ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.

    Eo nước Xihoumen là một tuyến hàng hải chính để tiếp cận Cảng Ninh Ba - Châu Sơn. Hơn 200 tàu chở hàng container với tải trọng 30.000 tấn và nhiều loại tàu chở hàng rời khác khi qua khu vực này mỗi ngày.

    Do nhu cầu hàng hải cao và địa hình địa chất phức tạp của khu vực, nhịp chính của cầu dài tới 1.488 mét. Nhờ đó, Xihoumen trở thành cầu đường sắt - đường bộ có nhịp dài nhất thế giới hiện nay.

    Nguồn: CGTN

    Cầu có tổng chiều dài là 3.118 mét. Cả làn đường sắt và đường cao tốc sẽ được xây cùng sàn. Hai làn đường sắt được xây dựng với tốc độ tối đa 250 km/h nằm ở giữa sàn và mỗi bên ba làn cao tốc với vận tốc 100 km/h. Với chiều rộng 68 mét, cầu Xihoumen cũng giữ danh hiệu cầu vượt biển rộng nhất thế giới.

    Thời gian xây dựng cầu dự kiến kéo dài 6 năm. Đường sắt có thể sẽ đi vào hoạt động năm 2028. Đến khi đó, Chu Sơn sẽ được kết nối với mạng lưới đường sắt quốc gia. Vì đây là thành phố duy nhất ở đồng bằng sông Dương Tử hiện không có đường sắt. Nhờ tuyến đường sắt mới, thời gian đi lại từ Ninh Ba đến Chu Sơn sẽ giảm xuống còn khoảng 26 phút và từ Hàng Châu đến Chu Sơn mất khoảng 1 giờ.

    Tuyến đường sắt Ninh Ba – Chu Sơn sắp tới sẽ dài thêm 70,1 km, bao gồm 36 cầu và 17 đường hầm.

    Ngoài cầu đường sắt – đường bộ Xihoumen, đường hầm Jintang dài 16,18 km cũng sẽ là hầm đường sắt cao tốc dưới nước dài nhất thế giới. Hiện quá trình thi công vẫn đang được tiến hành.

    Để đảm bảo an toàn cho tàu, đường hầm phải có đường kính trên 14,57 mét, tương đương với chiều cao của một tòa nhà 5 tầng. Do đó, các nhà xây dựng, công ty con của China Railway Group, đã tiên phong trong việc phát triển máy khoan có đường kính siêu lớn.

    Đến tháng 5/2024, máy khoan siêu lớn này sẽ bắt đầu đào đất dưới đáy biển, với hi vọng rằng đường hầm dưới nước sẽ hoàn thành vào năm 2027. Nếu không có chiếc máy khoan đột phá này, việc xây dựng một đường hầm phức tạp sâu 78 mét dưới đáy biển thường mất ít nhất 12 năm.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ