Hãy xem hai chàng trai 17 tuổi tạo nên cơn sốt Fidget Spinner và kiếm 8 tỷ trong 6 tháng như thế nào

    Le Min Kop,  

    Khởi nghiệp từ chiếc máy in 3D ở trường, hai chàng trai 17 tuổi Allan Maman và Cooper Weiss đã góp phần tạo cơn sốt fidget spinner và gây dựng “đế chế” mang về cho họ 350.000 USD chỉ trong 6 tháng.

    Đó là một chặng đường đầy khó khăn, khi cả hai có thời điểm đứng trước nguy cơ bị đuổi học. Cuộc sống trở nên “cô lập” vì phải vùi mình vào công việc, rời xa những giao tiếp xã hội thường nhật. Thế nhưng, cả Allan Maman và Cooper Weiss coi đó là trải nghiệm tuyệt vời nhất. Họ còn chia sẻ bài học thú vị cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.

     Cooper Weiss (trái) và Allan Maman (phải)

    Cooper Weiss (trái) và Allan Maman (phải)

    Năm ngoái, 2 chàng trai 17 tuổi Allan Maman và Cooper Weiss đã xây dựng một công ty từ con số không, thu về khoảng 350.000 USD nhưng suýt nữa bị đuổi học.

    Tất cả bắt đầu từ chiếc máy in 3D trong phòng thí nghiệm trường Trung học của họ và thứ được gọi là fidget spinner.

    Trở lại mùa thu, Mama khi đó là học sinh trường Trung học Byram Hills tại Armonk, New York. Cậu lang thang internet để tìm kiếm thông tin về ADHD. Tình cờ, cậu lướt qua bộ đồ chơi Fidget Cube trên trang góp vốn Kickstarter và biết, dự án này đã thu hút được 6 triệu USD tiền đầu tư. Đáng chú hơn, món đồ chơi này đang cháy hàng và phải sớm nhất là một tháng sau mới có tiếp.

     Vì fidget spinner mà 2 chàng trai trẻ suýt bị đuổi học

    Vì fidget spinner mà 2 chàng trai trẻ suýt bị đuổi học

    Tò mò, Maman lên chợ online Etsy để tìm. Đây nơi các cá nhân và chủ shop bán nhiều mẫu fidget spinner làm từ máy in 3D. Tuy nhiên, cậu không tìm ra được công ty nào sản xuất hàng loạt.

    Tôi thấy trường mình có một máy in 3D, vậy nên tôi nghĩ mình có thể tự làm được việc này”, Maman trả lời tờ Insider cho biết.

    Maman sau đó đã hợp tác với cậu bạn Cooper Weiss, người từng tạo ra ứng dụng Nito giúp các bạn học sinh có cái nhìn toàn cảnh về các trường đại học sắp dự tuyển.

    Cả hai bắt đầu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của trường, dùng chính máy in 3D vẫn hay thực hành để làm ra fidget spinner. Ngay lập tức, các món đồ chơi họ tạo ra đều hết sạch. Chẳng bao lâu, Maman và Weiss đã kiếm được khoảng 500 USD mỗi ngày với việc bán mỗi chiếc fidget spinner giá 25 USD.

     Weiss (trái) và Maman (phải) tại sân chơi INPEX của InventHelp.

    Weiss (trái) và Maman (phải) tại sân chơi INPEX của InventHelp.

    Cũng tới lúc, ban giám hiệu phát hiện ra hành vi dùng tài sản của trường để kiếm lợi, cả hai suýt bị đình chỉ học. Và rồi, họ phải chuyển “doanh nghiệp” của mình về tầng hầm của nhà Weiss.

    Maman và Weiss đã mua 8 máy in 3D, tạo một tài khoản Instagram và bắt đầu bán sản phẩm chính thức trên Shopify, đặt tên công ty là Fidget360.

    Khoảng 3 tháng đầu, cả Maman và Weiss đều làm việc hăng say từ sáng cho đến nửa đêm, thậm chí có hôm còn muộn hơn. Họ cố gắng phát triển công ty và tạo ra các mẫu thiết kế mới. “Chúng tôi không ra ngoài, chúng tôi không còn có cuộc sống xã hội, điểm số thì thê thảm, chúng tôi chỉ lao đầu vào công việc”, Maman chia sẻ.

    Mọi vất vả và nỗ lực đã được đền đáp. Fidget360 nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Gerard Adams, nhà sáng lập tờ Elite Daily và Fownders, công ty “đỡ đầu” cho các startup. Adams, hiện là cố vấn của Maman và Weiss, đã đầu tư để cả hai mở rộng việc làm ăn với một nhà máy hẳn hoi tại Brooklyn, New York.

    Đó là bước ngoặt làm thay đổi cuộc chơi.

    Trong vòng 6 tháng, Maman và Weiss đã phát triển công ty lên quy mô 30 nhân viên làm việc bán thời gian (họ chủ yếu là học sinh từ 14 đến 18 tuổi), có lượng theo dõi trên Instagram đạt 160.000 lượt, bán được 300.000 chiếc spinner thông qua Malmarts trên toàn nước Mỹ, thu về khoảng 350.000 USD trước khi cả hai tốt nghiệp Trung học.

     Weiss (trái) và Maman (phải) trong phòng thí nghiệm máy in 3D ở Brooklyn, NY

    Weiss (trái) và Maman (phải) trong phòng thí nghiệm máy in 3D ở Brooklyn, NY

    Fidget spinner đã xuất hiện sớm từ những năm 90 thế kỷ trước, nhưng thành công của Fidget360 là mang món trò chơi này đến với nhiều người hơn, như một thứ virus thực sự.

    Nếu không có truyền thông xã hội, tôi thực sự chẳng thể biết bản thân sẽ làm được gì. 99% đơn hàng của chúng tôi đến từ Instagram. Và chủ yếu khách hàng đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi sử dụng Instagram nhiều nhất và biết tất cả những gì mà các đứa trẻ khác đang dùng”, Weiss chia sẻ lý do vì sao cậu tập trung kênh Instagram hơn so với Facebook hay Snapchat.

    Trên thực tế, Weiss cũng đã thử chạy quảng cáo nhưng rất khó nhắm đối tượng. “Hầu hết các bậc phụ huynh đều để lại bình luận trên post quảng cáo của chúng tôi”, Weiss chia sẻ thêm. Nhưng trên Instagram, họ dễ dàng tiếp cận các bạn trẻ hơn.

    Maman và Weiss nhiều lần nhấn mạnh, họ không phải là người tạo ra fidget spinner. Nhưng cả hai tự hào khi trở thành người đi đầu tạo nên cơn sốt về món đồ chơi này. “Chúng tôi là công ty đầu tiên sản xuất đại chúng và quảng cáo chúng (spinner) trên các phương tiện truyền thông xã hội”, Weiss tự hào giải thích.

    Khi nhìn lại, cả hai đều thừa nhận sai lầm lớn nhất là không mở rộng năng lực sản xuất sớm hơn để đón thời điểm “vàng”. Bốn hay năm tháng trước, họ đúng trước cơ hội làm ra loại khuôn ép bằng nhiệt tại Trung Quốc mang thương hiệu Fidget360. Rồi sau đó, thị trường bùng nổ với hàng triệu chiếc spinner được sản xuất và bán ra.

    Nếu chúng tôi có thể chế tạo khuôn đúc đó, tất cả những spinner tại Walgreens lẫn Target, và mọi món đồ chơi trên đường phố New York, tất cả đều có thể là của chúng tôi thay vì bị kẻ khác chen chân”, Maman chia sẻ.

    Maman và Weiss hy vọng sẽ khẳng định thương hiệu rõ nét hơn trên Instagram hoặc hợp tác với các tài khoản Youtuber nổi tiếng. “Khi mọi người nhìn thấy spinner của chúng tôi trên một trang meme nào đó, họ gần như reo lên ‘oh, đó là một chiếc fidget spinner’ chứ không phải ‘Fidget360 kìa’. Chúng tôi được gắn thẻ vào rất nhiều bức ảnh phổ biến về spinner, thậm chí có những thứ không phải của chúng tôi”, Weiss giải thích.

    Nhưng Maman và Weiss không hối tiếc về những gì đã làm. Cả hai khuyên các bạn trẻ khởi nghiệp hãy kiên trì, chăm chỉ và sẵn sàng đón nhật thất bại khi còn trẻ.

    Thay vì chờ đợi cơ hội và ý tưởng sẽ đến với mình, “bạn phải lao vào công việc và đơn giản là làm thứ gì đó. Rất nhiều người nghĩ về các ý tưởng hoặc nói nhiều về chúng, nhưng bạn phải lao ra ngoài và xắn tay áo lên”, Weiss đưa ra lời khuyên.

    Ngày nay, mọi người nghĩ thật tồi tệ khi bạn thất bại, nhưng có nhiều thứ bạn có thể học hỏi”, Maman nói. “Chỉ cần chúng ta còn trẻ, chúng ta phải thất bại nhiều lần. Nó không giống như việc chúng tôi phải trả tiền thuê và các hóa đơn, vì vậy thất bại không phải là một vấn đề quá lớn. Allan và tôi chỉ có một động lực duy nhất là hãy tiếp tục làm việc hết sức mình, để rồi sau đó chúng tôi ngồi lại thụ hưởng thành quả”, Weiss nói thêm.

    Điều gì đang chờ đón hai chàng trai trẻ?

    Weiss vào trường Đại học Michigan với hy vọng sẽ tiếp tục làm việc với các dự án của mình song song với việc học kinh doanh. Còn Mamanm, chàng trai từng tạo ra ứng dụng đầu tiên khi mới 15 tuổi vẫn theo đuổi nghiệp “kinh doanh”, giống như cách đã làm với Fidget360.

    Dù đang ở hai nơi khác nhau nhưng Mamanm và Weiss dự tính sẽ dùng số tiền kiếm được từ Fidget360 để tái đầu tư. Trên thực tế, họ đã bắt đầu triển khai ý tưởng tiếp theo nhưng vẫn giữ bí mật.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ