Hóa ra câu nói "như có mắt sau gáy" là có thật!

    OCT, Theo Helino 

    Hẳn là thầy cô ai cũng "có mắt sau gáy" nếu đúng như nghiên cứu khoa học này chỉ ra.

    Như thầy cô giáo đang đứng lớp chẳng hạn, lắm lúc chẳng cần nhìn cũng biết ai đang làm việc riêng, "thần thánh" không tưởng được.

    Nhưng hóa ra, cụm "có mắt sau gáy" lại là có thật, ít nhất là đối với khoa học.

    Mới đây, các chuyên gia từ ĐH Tohoku (Nhật Bản) đã xác nhận được một khả năng cực kỳ bá đạo của não bộ. Theo đó, não của chúng ta có thể tận dụng thông tin thị giác thu thập được để tạo ra một khung cảnh toàn vẹn lên tới cả 360 độ xung quanh. Hay nói cách khác, những người làm được chuyện này cũng chẳng khác gì "có mắt sau lưng".

    Hóa ra câu nói như có mắt sau gáy là có thật! - Ảnh 1.

    Moody "Mắt điên" trong Harry Potter có một con mắt giả hết sức "bá đạo"

    Dành cho những ai chưa biết thì mắt của con người là một tạo vật khá ngang trái. Chúng ta có một dải nhìn 3 chiều hết sức chi tiết, với khả năng cảm nhận chiều sâu rất tuyệt. Đổi lại, tầm nhìn thì cực kỳ hạn chế. 

    Trên thực tế, nếu chỉ sử dụng đúng những gì mắt thu thập được thì hình ảnh tạo ra sẽ là rất giới hạn. Thế nên, não bộ phải có một vài "mánh khoé" để giúp chúng ta thực sự cảm nhận được thế giới xung quanh.

    Một trong những mánh hiệu quả nhất là mắt sẽ có những pha đảo liên tục với tốc độ cực nhanh mà có khi chúng ta chẳng để ý. Để rồi tất cả các thông tin thu được sẽ được não tổng hợp lại, hình thành nên khung cảnh chi tiết xung quanh.

    Hóa ra câu nói như có mắt sau gáy là có thật! - Ảnh 2.

    Mắt đảo liên tục mà chúng ta có khi chẳng nhận ra

    Tuy nhiên, khi nhận ra mánh khoé này, giới khoa học lại phải đau đầu vì một câu hỏi không dễ trả lời. Rốt cục, khung cảnh não bộ có thể tạo ra lớn đến mức nào?

    Nhóm chuyên gia từ Tohoku đã thực hiện thí nghiệm để giải quyết vấn đề này. Họ nối 6 màn hình LCD, tạo thành một vòng tròn 360 độ bao quanh từng ứng viên.

    Mỗi màn hình sẽ có các chữ cái T và L, nhưng được bố trí rất ngẫu nhiên, mỗi chữ quay theo một hướng khác nhau. Trong đó, sẽ có 1/2 cách bố trí được lặp lại trong từng lần thử, nửa còn lại thì liên tục thay đổi.

    Từng ứng viên sẽ phải tìm ra chữ T và L được bố trí theo cách đã chỉ định. Thí nghiệm được sắp xếp để giúp cho các ứng viên sẽ có nhiều đầu mối để tìm thấy mục tiêu ngày càng nhanh hơn.

    Kết quả, tất cả các ứng viên đều sẽ cảm nhận được hình ảnh gì đang ở sau lưng, một cách cực kỳ chi tiết. Vấn đề là sớm hay muộn mà thôi, và những người cảm nhận càng nhanh, họ xứng đáng được gọi là "có mắt sau lưng".

    Không rõ khả năng cảm nhận này có thể rèn luyện được hay không. Nếu có thì rõ ràng các thầy cô đã luyện được "skill" này lên đến trình độ thượng thừa rồi, đúng không mấy ông?

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

    Tham khảo: Scientific Reports, Science Alert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ