Đâu là điểm chung giữa Bản Tuyên Ngôn độc lập của nước Mỹ, kế hoạch hành quân của Napoleon và những bài phát biểu của Winston Churchill? Chúng đều được viết trên những chiếc bàn đứng.

Trong những năm học phổ thông, khi được hỏi về hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn "Ông già và biển cả", tôi đã tưởng tượng ra cảnh Ernest Hemingway ngồi một mình, già nua giữa Finca Vigía - căn biệt thự nửa trệt xây theo phong cách thực dân Tây Ban Nha mà ông mua được ở ngoại ô Havana.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 1.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 2.

Không riêng gì nhà văn Mỹ, lịch sử cũng ghi nhận vô số người nổi tiếng cảm thấy thoải mái hơn trong tư thế làm việc đứng. Danh sách này có sự góp mặt của thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Mỹ Thomas Jefferson thậm chí cả Napoleon Bonaparte.

Người ta nói Bản Tuyên Ngôn độc lập của nước Mỹ, kế hoạch hành quân của Napoleon và những bài phát biểu của Winston Churchill đều đã được viết ra trên những chiếc bàn đứng. 

Những chiếc bàn cao và hẹp này đã gắn liền với nhiều tiến trình lịch sử của loài người cho đến nửa cuối thế kỷ 18, lần lượt ba cuộc cách mạng công nghiệp đã ép chúng đến bờ vực tuyệt chủng. 

Khi số lượng công việc văn phòng bùng nổ và những chiếc ghế bắt đầu được sản xuất hàng loạt, loài người đã bị cám dỗ bởi việc ngồi xuống và đút chân vào gầm bàn cả ngày. Cho đến thời đại của Hemingway thì chẳng còn mấy ai sử dụng bàn đứng. 

Nhưng bây giờ, chúng ta bắt đầu thấy những chiếc bàn đứng quay trở lại. Chúng tấn công cứ điểm đầu tiên, Thung lũng Silicon, nơi được ví như thánh đường của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nhiều công ty lớn như Facebook, Apple và Google đều trang bị bàn làm việc đứng cho nhân viên của mình. Thậm chí, bàn làm việc đứng bây giờ được tính là một phúc lợi y tế. 

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 3.

Tại Đan Mạch, quốc hội đã ban hành luật yêu cầu các công ty phải trang bị bàn đứng có thể điều chỉnh độ cao cho bất kỳ nhân viên nào có công việc phải ngồi liên tục từ 2 tiếng trở lên. 

Luật này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu cho thấy những chiếc bàn đứng không chỉ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, tăng năng suất lao động mà còn góp phần đẩy lùi một đại dịch lối sống được mệnh danh là "thuốc lá mới" trong thế kỷ 21.

Một đại dịch lây lan từ người sang người, khi chúng ta sinh ra, học cách đứng lên để rồi lại ngồi cả đời trên …

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 4.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 5.

Cho tới tận ngày nay, mối liên hệ này vẫn được phản ánh trong ngôn ngữ. Người điều hành một cuộc họp trong tiếng Anh được gọi là "chair", người đứng đầu một học viện cũng là "chair". Chủ tịch của một công ty hoặc tổ chức được gọi là "chairman".

Và sự thật, những chiếc ghế lớn nhất, thoải mái nhất và đắt tiền nhất trong mọi căn phòng vẫn luôn được dành cho người có địa vị, chức vụ hoặc quyền lực cao nhất. Chỉ khác là bây giờ, những người còn lại trong căn phòng cũng đã có ghế để ngồi xuống.

Các nhà sử học gọi đó là sự "dân chủ hóa" những chiếc ghế, diễn ra vào khoảng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Lần lượt các sự kiện như Cách mạng Pháp (1789-1799), Đạo luật Cải cách ở Anh (1832) và Cách mạng Đức (1848-1849) đã làm lung lay nền quân chủ ở Châu Âu.

Trong khi người dân xuống đường biểu tình đòi quyền tự do, dân chủ và bình đẳng, họ cũng đòi quyền sở hữu những chiếc ghế.

Nhưng 400 triệu người dân Châu Âu trong thế kỷ 19 không thể đòi tới 400 triệu chiếc ghế giống như ngai vàng của vua Phổ, sofa của nữ hoàng Anh hay chiếc ghế có tựa lưng cao tới 2 mét của Đức Giáo Hoàng.

Những chiếc ghế dành cho giới quý tộc này thường diêm dúa, đắt tiền và cần những người thợ lành nghề để làm ra chúng. Nhu cầu của tầng lớp bình dân thì không lớn đến vậy, họ đơn giản chỉ cần một chiếc ghế ngồi được là được.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 6.

Ba cuộc cách mạng công nghiệp từ cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 21 đã dần làm mô hình lao động của loài người biến đổi theo trục Y.

Một nghiên cứu trên tạp chí Urban Study cho biết trong thời kỳ tiền công nghiệp, tới 90% dân số thế giới đang sống trong các cộng đồng nông nghiệp, mà để có được thức ăn, nơi trú ẩn và sinh sản họ phải tích cực vận động. Thế nhưng các phát minh như máy hơi nước, máy dệt, máy đánh chữ, điện tín và điện thoại đã tạo ra một loạt các công việc mà con người chỉ cần ngồi một chỗ để thực hiện.

Năm 1851, một cuộc điều tra dân số ở Anh chỉ tìm thấy khoảng 44.000 người có công việc văn phòng. Nhưng chỉ trong hai thập kỷ sau đó, lượng nhân công ít vận động này đã tăng gấp đôi, lên khoảng 91.000 người.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 7.


Và trong khi một chiếc máy tính để bàn (desktop) khiến chúng ta phải ngồi trước bàn làm việc là điều dễ hiểu, lý do gì một chiếc điện thoại "di động" lại khiến chúng ta có xu hướng ngồi bất động nhiều hơn trong thế kỷ 21?

Một phần của lời giải thích đến từ những công việc kỳ lạ mới xuất hiện trong nền công nghiệp gaming livestreaming, những công việc chỉ yêu cầu nhân công của nó tương tác với khách hàng qua thế giới ảo. 

Nhìn vào phía sau màn hình và trước chiếc camera mà họ đang làm việc, bạn có thể nhận ra những chiếc lưng ghế của họ ngày càng đẹp hơn, êm hơn và thoải mái hơn. Những chiếc ghế này ra đời chỉ để phục vụ "hoạt động" của nền công nghiệp ngồi.

Theo một nghĩa nào đó, internet đã tạo ra một thế giới ảo mà con người có thể "tải" mọi hoạt động của mình lên mạng.

Hãy so sánh một người tiền sử dành cả ngày đuổi theo một con bò rừng trên thảo nguyên, với một game thủ đặt đồ ăn trưa qua Grab Food, một người đưa thư bằng xe ngựa trong thế kỷ 15 với hàng triệu tin nhắn Messenger được gửi đi mỗi giây, một đội quân 5 vạn người công hạ thành trì với một nhóm "hacker" ngồi trong phòng điều hòa thực hiện một cuộc tấn công mạng…

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 8.

Càng có nhiều hoạt động mà loài người có thể "tải lên" không gian mạng thì chúng ta càng có xu hướng giảm vận động. Không ngạc nhiên khi các nghiên cứu thống kê cho thấy một người trưởng thành điển hình trên thế giới ngày nay ngồi tới 4 tiếng 42 phút mỗi ngày.

Ngay cả nông dân ở các xã hội nông nghiệp như Jamaica ngày nay cũng ngồi hơn 3 tiếng đồng hồ. Con số tăng lên tới 6,5-9,5 tiếng mỗi ngày ở các nước phát triển như Anh và Mỹ. Thậm chí 15 tiếng/ngày trong nhóm nhân viên văn phòng.

Nhưng nếu để tìm một ví dụ cho hình ảnh miếng phô mai trong bẫy chuột, thì đó chính là những giây phút mà con người ngày nay ngồi trên ghế. Phía sau cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất thời là những hiểm họa mà chúng ta không thể lường trước được đối với sức khỏe.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 9.

Nhiều người chắc hẳn sẽ nghĩ rằng James A. Levine đã nói quá lên khi tuyên bố điều đó vào năm 2014. Nhưng vị giáo sư làm việc tại Bệnh viện Mayo Clinic Đại học Arizona cho biết, bằng chứng khoa học trong 50 năm qua đã đủ để chứng minh:

"Ngồi còn nguy hiểm hơn cả hút thuốc, ngồi giết chết nhiều người hơn virus HIV và nó nguy hiểm hơn cả bộ môn nhảy dù". "Tất cả chúng ta đang ngồi cho tới chết", Levine nói.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 10.

Trong cuốn sách có tựa đề "Đứng dậy đi! Tại sao chiếc ghế đang giết chết bạn?", tiến sĩ Levine giải thích cơ thể con người được thiết kế để phù hợp với việc di chuyển chứ không phải ngồi một chỗ.

Suốt chiều dài lịch sử hơn 6 triệu năm kể từ khi loài vượn chuyển nhà xuống mặt đất, tổ tiên của chúng ta đã sử dụng đôi chân để chạy trốn kẻ thù, tìm kiếm thức ăn, khai phá để rồi làm chủ cả thế giới.

Điều đó đã được duy trì cho tới tận thời kỳ tiền công nghiệp như chúng ta đã thấy. Tới nửa sau thế kỷ 18, khi những chiếc ghế xâm chiếm thế giới, con người mới có xu hướng ngồi xuống nhiều hơn là đi lại. Và đó chỉ là những gì mới xảy ra trong vòng 200 năm trở lại đây.

Hãy thử so sánh quãng thời gian đó với quán tính của 6 triệu năm tiến hóa, việc con người ngồi xuống bây giờ sẽ giống như Usain Bolt đang chạy hết tốc lực trên đường đua 200 mét nhưng phải dừng lại trong 1/1000 s và không được vượt quá vạch đích 1 cm.

Kết quả của cả hai trường hợp, cơ thể chúng ta sẽ sụp đổ.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 11.

Các nghiên cứu của tiến sĩ Levine chỉ ra ngay tại khoảnh khắc bạn ngồi xuống, máu của bạn sẽ bắt đầu chảy chậm hơn, cơ bắp sẽ đốt cháy ít chất béo hơn và các mạch máu của bạn sẽ co lại. Những điều kiện này làm tăng nguy cơ tích tụ axit béo, gây thừa cân, béo phì và đặc biệt là các tình trạng tim mạch.

Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 1953 tại các công ty xe bus ở Anh Quốc đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim của lái xe - những người ngồi cả ngày trong ca làm việc của mình, cao hơn đáng kể so với phụ xe bus - những người phải đứng.

Trong khi đó, nghiên cứu trên tạp chí American College of Cardiology cung cấp bằng chứng cho thấy người ngồi nhiều hơn 10 tiếng một ngày có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao hơn đáng kể so với những người ngồi ít hơn 5 tiếng.

Gần đây nhất, nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí JAVA Cardiology cảnh báo những người ngồi 8 tiếng mỗi ngày có nguy cơ gặp phải "biến cố tim mạch nghiêm trọng", bao gồm bệnh tim mạch vành, suy tim, và đột quỵ, cao hơn 21% so với người ngồi dưới 4 tiếng/ngày.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 12.

Những gì tương tự xảy ra với tuyến tụy, nơi sản sinh insulin- hormone quan trọng quyết định bạn có mắc tiểu đường hay không. Hiệu ứng sẽ bắt đầu sau một ngày ngồi quá 8 tiếng đồng hồ.

Nghiên cứu trên tạp chí Diabetologia cho thấy nhóm người ngồi nhiều nhất có khả năng mắc tiểu đường gấp đôi so với nhóm có thời gian ngồi ít nhất trong ngày. Ngồi nhiều hơn 8 tiếng đồng hồ được liên kết với 90% nguy cơ mắc tiểu đường type 2 gia tăng.

Một đánh giá tổng quan 18 nghiên cứu trên 794.577 người trưởng thành thậm chí còn cho thấy nguy cơ tiểu đường có thể tăng tới 112% trong nhóm người ngồi nhiều nhất. Điều đáng chú ý mà nghiên cứu này chỉ ra, đó là ngay cả việc tập thể dục tới 1 tiếng/ngày cũng không thể bù đắp được tác hại nếu như bạn đã ngồi 8 tiếng trước đó.

"Chúng ta cứ tự nhủ với bản thân rằng chúng ta sẽ không bị bệnh đâu nếu tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Nhưng thực tế là chúng ta vẫn có nguy cơ nếu cứ ngồi cả ngày như vậy", các tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Leicester cho biết.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 13.

Infographic:

Tim mạch, tiểu đường cuối cùng là ung thư. Năm 2015, một nghiên cứu công bố tại Hội nghị khoa học Inaugural Active Working Summit chỉ ra việc ngồi nhiều sẽ làm tăng tỷ lệ mắc nhiều bệnh ung thư bao gồm: 54% đối với ung thư phổi, 66% với ung thư tử cung và 30% tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.

Cơ chế của sự ảnh hưởng chưa được tìm hiểu rõ, nhưng có thể đó cũng là hậu quả của việc cơ thể sản xuất dư thừa insulin, khuyến khích sự tăng trưởng của tế bào. Thêm nữa khi ngồi một chỗ, nồng độ chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ giảm xuống, khiến các gốc tự do tích tụ trong cơ thể mà không bị loại bỏ. Các gốc tự do này là một trong số những tác nhân thúc đẩy ung thư.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí British Journal of Sport Medicine cho biết nhìn chung, việc ngồi nhiều có thể khiến tuổi thọ của bạn suy giảm thông qua 33 loại bệnh tật. Các nhà khoa học kết luận rằng cứ mỗi giờ bạn dành ra để ngồi xem tivi sau tuổi 25, cuộc đời của bạn sẽ bị rút ngắn đi mất 22 phút.

Để hình dung được mức độ ảnh hưởng này tai hại đến thế nào, hãy so sánh nó với việc hút thuốc. Mỗi điếu thuốc lá được hút sẽ làm giảm tuổi thọ của bạn 11 phút. Ngồi nhiều vì vậy được ví như một loại thuốc lá thế hệ mới.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 14.

Một điều hiển nhiên nữa, ngồi đặt áp lực lên mông. Bên cạnh đó thì cơ mông không hoạt động sẽ bị suy yếu dần. Lâu dài, nó ảnh hưởng đến sức mạnh của cả sải chân khi bạn đi bộ, chạy hoặc nhảy.

Một căn bệnh mà những người làm văn phòng ngồi nhiều hay mắc phải là bệnh giãn tĩnh mạch. Khi bạn ngồi, máu ở chân trở nên lưu thông kém. Bạn sẽ chứng kiến mắt cá chân mình bắt đầu phồng lên. Đó là khi ở bên trong, các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra.

Hãy nhìn xuống chân của những nhân viên văn phòng điển hình ngày nay và bạn sẽ nhận thấy những tĩnh mạch màu xanh ngoằn nghèo nổi lên lên nền da trắng xạm. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ đang tiến hóa thành một khái niệm mà tiến sĩ James Levine gọi là…

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 15.

Béo lẳn với cái bụng tròn, lưng gù và cổ rùa nhô ra đằng trước. Làn da tái nhợt, đôi mắt đỏ ngầu và những tĩnh mạch xanh lộ ra phía bên dưới viền váy. Đó là chân dung của Emma, một Homo sedantarius điển hình vào năm 2040.

Mô hình có kích thước thật này được William Higham và Stephen Bowden, một nhà tương lai học hành vi và nhà tư vấn công thái học con người làm ra để phác họa những gì mà môi trường làm việc văn phòng có thể biến đổi cơ thể chúng ta trong những thập kỷ tới.

"Công nghệ hiện đại đã loại bỏ nhu cầu đứng dậy của chúng ta. Ngay cả làm việc để kiếm sống cũng không đòi hỏi chúng ta phải đứng dậy nữa. Đó đã trở thành một phần văn hóa Phương Tây của chúng ta", Stephen Bowden cho biết. Và đây là hậu quả:

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 16.

Trong một khảo sát ở Anh năm 2019, William Higham nhận thấy môi trường làm việc văn phòng hủy hoại sức khỏe của 90% người lao động khi họ phải ngồi trung bình 6 tiếng/ngày. Một nửa trong số họ luôn cảm thấy mỏi mắt (50%), đau lưng (49%) và đau đầu (48%). 7/10 nhân viên văn phòng cần dùng thuốc để giải quyết những vấn đề này. Các căn bệnh gây ra thiệt hại năng suất lao động tương đương 77 tỷ Bảng mỗi năm.

"Trừ khi chúng ta thực hiện những thay đổi căn bản đối với cuộc sống công sở của mình, chẳng hạn như vận động nhiều hơn, giải quyết tư thế ngồi tại bàn làm việc, đi bộ thường xuyên hoặc cân nhắc việc cải thiện cách bố trí nơi làm việc, nếu không thì những văn phòng sẽ khiến chúng ta bị bệnh", Higham nói.

"Hậu quả là những gì mà người lao động phải gánh chịu, những vấn đề sức khỏe tồi tệ như những căn bệnh mà chúng ta nghĩ rằng mình đã loại bỏ thành công nhờ [vô số tiến bộ y tế trong thời kỳ] Cách mạng Công nghiệp".

Để làm nổi bật tác hại của việc ngồi quá nhiều, đồng thời cổ vũ mọi người đứng dậy, trong các nghiên cứu của mình, tiến sĩ James Levine đã tập trung vào tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi một người chuyển từ trạng thái ngồi sang trạng thái đứng.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 17.

Ông đã tuyển dụng hàng trăm tình nguyện viên tới phòng thí nghiệm của mình để mặc vào một chiếc quần lót đặc biệt. Nó được gọi là "fidget pants", với các cảm biến chuyển động và gia tốc kế xung quanh đùi và hông của tình nguyện viên.

Hai giây một lần, 24 giờ mỗi ngày, các cảm biến này sẽ gửi tín hiệu về máy tính cho phép tiến sĩ Levine biết được trạng thái vận động của người mặc đồ lót. Kết hợp chúng với xét nghiệm máu và phân tích hơi thở của tình nguyện viên, ông phát hiện chỉ khoảng 90 giây sau khi một người đứng dậy, hàng loạt những phản ứng cấp độ phân tử trong cơ thể họ đã được kích hoạt.

Hệ cơ bắp của họ bắt đầu hoạt động, các tế bào, chu trình xử lí đường trong máu, triglyceride và cholesterol gián tiếp ảnh hưởng bởi insulin cũng tái khởi động.

"Từ mức độ từng phân tử, cơ thể chúng ta đã được thiết kế để hoạt động trong cả ngày", tiến sĩ Levine cho biết. "Chỉ trong vòng vài phút đứng dậy và bước đi, lượng năng lượng tiêu hao của một người sẽ tăng gấp đôi".

Để làm gương, ngay tại bệnh viện của mình, tiến sĩ Levine đã cải tạo một chiếc bàn ăn di động dành cho bệnh nhân, đẩy độ cao của nó lên ngang ngực và đặt bên dưới một chiếc máy chạy bộ cũ của Sears trị giá 350 USD. Ông bắt đầu làm việc trong tư thế đứng, vừa đi bộ vừa gõ máy tính.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 18.

Đó là khoảng giữa những năm 2000 và cái "đứng dậy" của nhà khoa học hàng đầu thế giới, người được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi ít vận động, đã thu hút sự chú ý của Steelcase, một công ty nội thất văn phòng nắm thị phần lớn tại Mỹ khi đó.

Năm 2007, họ đã hợp tác với tiến sĩ Levine để thiết kế và cho ra mắt một mẫu bàn đứng tích hợp máy đi bộ đầu tiên, Walkstation. Đó là một chiếc bàn có thể điều chỉnh độ cao mà người dùng điều khiển thông qua một bảng điều khiển tương tự như bảng điều khiển trên máy chạy bộ tại phòng gym.

Với mức giá từ 3.500-4.500 USD, những chiếc Walkstation này nhắm tới một tập nhỏ những khách hàng, thường là CEO doanh nghiệp, những người mà theo tiến sĩ Levine đang được trao cho những chiếc ghế đắt tiền, thoải mái và khiến họ ngồi nhiều nhất.

Nếu nhìn vào các doanh nghiệp lớn, bạn sẽ thấy ngân sách để sắm ghế thường tương ứng với thang bậc lương của nhân viên. Trớ trêu thay, càng lên cao trong thang bảng lương, những chiếc ghế càng thoải mái sẽ khiến chủ nhân của nó ngồi càng nhiều và cuộc đời họ càng ngắn lại.

Homo sedentarius: "Loài ngồi" trong kỷ nguyên của những chiếc bàn đứng - Ảnh 20.

John Folkestad, CEO của Salo, một công ty tiên phong trang bị bàn đứng cho nhân viên.

John Folkestad, CEO của Salo, một công ty cung cấp dịch vụ tài chính kế toán ở Minneapolis, là một trong những người đầu tiên nhận ra điều đó. Vì vậy, ngay từ khi Steelcase ra mắt bàn đứng đi bộ, ông đã tự trang bị cho mình một chiếc, đồng thời mua thêm 23 chiếc trang bị cho văn phòng của mình, dành cho những nhân viên cũng muốn sử dụng chúng.

Trong một nghiên cứu theo dõi kéo dài 6 tháng ở Salo, tiến sĩ Levine nhận thấy những nhân viên sử dụng bàn chạy bộ ở đây đã giảm được trung bình hơn 4 kg. Những người giảm cân nhiều nhất đạt tới mức giảm 11 kg. Nồng độ cholesterol trong máu và huyết áp của họ cũng giảm. Ngược lại, doanh thu của Salo đã tăng hơn 10% trong 3 tháng đầu tiên chuyển sang bàn làm việc chạy bộ.

Những chiếc Walkstation tại Salo sau đó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều công ty lớn, bao gồm Chevron, Intel, Allstate và Boeing. Chỉ trong vòng 5 năm, doanh số bán hàng của Steelcase đã tăng lên gấp 5 lần. Hơn 50.000 chiếc bàn làm việc đi bộ đã được bán với giá trung bình 4.000 USD, tương đương với doanh số 200 triệu USD.

Cái đứng dậy của tiến sĩ Levine năm 2000 có thể được ví như một khoảnh khắc "one small step for man, one giant leap for mankind". Và bước chân đầu tiên trên cỗ máy chạy bộ cũ của Sears cũng giống như bước chân đầu tiên mà Neil Amstrong đặt lên Mặt Trăng.

Nó đã mở ra một thị trường xanh mà các hãng nội thất văn phòng trên khắp thế giới phải thi nhau nhảy vào. Hàng loạt hãng sản xuất bàn đứng tích hợp máy chạy bộ đã ra đời, có thể kể đến như TreadDesk, TrekDesk, Exerpeutic, Human Solution, Ergo Desktop, Ergotron, Lifespan, iMovR…

Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 400.000-600.000 chiếc bàn đứng tích hợp máy chạy bộ được sản xuất và bán tới tay người tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2015.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 20.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 21.

Nghiên cứu trên tạp chí Journal of Physical Activity and Health cho biết trong tư thế đứng, một người bình thường có thể đốt cháy 88 kcal/giờ.

Con số chỉ cao hơn 8 kcal so với trạng thái ngồi. Tuy nhiên, nếu nhân lên 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần, bạn sẽ đốt thêm được 1.920 kcal/tuần – tương đương với lượng calo trung bình để chạy một chặng đua half marathon dài 21,1 km.

Những chiếc bàn đứng vì vậy được coi là một công cụ thâm hụt calo thầm lặng. Chúng tuân theo khái niệm mà tiến sĩ Levine đã dành hơn 50 năm để nghiên cứu, ông gọi nó là NEAT (nonexercise activity thermogenesis), hay "các hoạt động sinh nhiệt tiêu hao năng lượng không phải tập thể dục".

Đúng như tên gọi của nó, NEAT bao gồm các hoạt động thường nhật mà bạn không hề để ý tới, nhưng chúng có thể đốt cháy tới 63% tổng năng lượng trong ngày của bạn, ví dụ như đi bộ xung quanh văn phòng, dọn dẹp nhà cửa, leo cầu thang bộ, chăm sóc vườn tược, thậm chí nhai kẹo cao su…

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 22.

Trong một nghiên cứu năm 2015, tiến sĩ Levine đã chỉ ra trong một ngày làm việc tiêu chuẩn của 3 nhóm nhân viên văn phòng với khối lượng công việc giống nhau, người chỉ ngồi trên ghế (chair-locked) có mức tiêu hao NEAT thấp nhất, chỉ khoảng 150 kcal.

Trong khi đó, người chịu khó đứng dậy khỏi ghế và đi lại (NEATthusiast) có mức tiêu hao NEAT lên tới 560 kcal.

Cao nhất là nhóm nhân viên văn phòng gọi là vận động viên NEAT (NEATthlete), những người sử dụng bàn đứng, không có ghế, không ngồi trong phòng họp mà trao đổi thông tin với đồng nghiệp trong khi đi bộ, không nằm hoặc ngồi sau giờ ăn trưa mà sẽ đi dạo khoảng nửa tiếng.

Trong nhóm này, mức tiêu hao NEAT có thể lên tới 1.020 kcal/ngày. Và đó mới chỉ là lượng calo tiêu hao trong thời gian họ làm việc, chưa tính các hoạt động giải trí và tập thể dục.

Nghiên cứu của tiến sĩ Levine cho thấy những người có NEAT càng cao thì càng giảm được nguy cơ thừa cân, béo phì và tiểu đường. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác trên những nhân viên văn phòng sử dụng bàn đứng.

Ví dụ, nghiên cứu trên tạp chí Occupational and Environmental Medicine, cho thấy những nhân viên sử dụng bàn đứng, đứng liên tục 180 phút sau giờ ăn trưa sẽ giúp giảm 43% nguy cơ xuất hiện các đợt tăng đường huyết đột biến so với người chỉ ngồi sau giờ ăn trưa.

Ngay cả việc sử dụng bàn đứng luân phiên, 30 phút đứng xen kẽ với 30 phút ngồi, cũng giúp giảm 11% các đợt tăng đường huyết đột biến. Các đợt tăng đường huyết đột biến này đại diện cho nguy cơ kháng insulin từ đó dẫn tới bệnh tiểu đường type 2.

Homo sedentarius: "Loài ngồi" trong kỷ nguyên của những chiếc bàn đứng - Ảnh 23.

Trong một văn phòng làm việc của Google, các nhân viên luân phiên đứng dậy khỏi ghế, đi lại hoặc làm việc với bàn đứng để tạo ra các đợt NEAT nhỏ.

"Các đợt NEAT nhỏ, ngắn sẽ phá vỡ trạng thái ngồi và kích hoạt nhiều cơ chế phân tử. Ví dụ, trong cơ bắp, các đợt NEAT cải thiện việc xử lý insulin thông qua các yếu tố ty thể, hoạt động phân giải mỡ và thụ thể insulin", tiến sĩ Leviene cho biết.

Nghiên cứu trong suốt 50 năm qua của ông đã chỉ ra mối liên hệ giữa chỉ số NEAT thấp và sự gia tăng nguy cơ mắc 35 căn bệnh hoặc tình trạng mạn tính bao gồm: suy ngược cơ bắp, tăng cân, tăng huyết áp, loãng xương, ung thư, tim mạch, rối loạn cương dương, trầm cảm, đau lưng, đau cơ xương…

Để giúp nhân viên văn phòng gia tăng chỉ số NEAT và giảm nguy cơ mắc các căn bệnh này, nhiều công ty đã chủ động trang bị bàn đứng cho nhân viên. Gã khổng lồ công nghệ Google là một trong số đó. Vào khoảng giữa những năm 2010, họ đã bắt đầu một cuộc cách mạng bàn đứng tại Thung lũng Silicon.

Jordan Newman, người phát ngôn của Google cho biết công ty cho phép nhân viên của mình lựa chọn bàn làm việc đứng "như một phần của chương trình chăm sóc sức khỏe". 

Điều đó có nghĩa là bất cứ nhân viên nào của Google cũng có thể yêu cầu công ty cung cấp cho mình một chiếc bàn đứng nếu họ hứng thú với nó. Ngược lại, các công ty khác chỉ cung cấp những chiếc bàn đứng – thường đắt tiền hơn bàn ngồi – cho nhân viên nếu họ có tình trạng y tế được bác sĩ chỉ định phải dùng bàn đứng.

Newman, người có bằng tiến sĩ trong ngành tâm lý học và tổ chức công nghiệp, nhấn mạnh triết lý của Google là "tạo ra một nơi làm việc hạnh phúc nhất và hiệu quả nhất thế giới". Do đó, họ thường xuyên khuyến khích nhân viên văn phòng duy trì hoạt động và di chuyển xung quanh nơi làm việc, cốt yếu để giảm tác động tiêu cực từ việc ngồi quá nhiều.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 24.

Không chỉ ở Thung lũng Silicon, trào lưu làm việc bàn đứng đã lan tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Anh, Bộ Y tế nước này đã hỗ trợ một chiến dịch có tên "Get Britain Standing" để vận động các công ty xây dựng một khu vực làm việc đứng, nơi nhân viên có thể thay phiên mang laptop của mình tới để làm việc xen kẽ giữa những giờ ngồi liên tục.

Những chiếc bàn đứng bây giờ cũng tìm được cho mình một chỗ đứng trong Chứng nhận WELL của Viện Xây dựng Quốc tế IWBI. Chứng nhận này là một hệ thống xếp hạng toàn cầu nhằm công nhận các tòa nhà được thiết kế và xây dựng nhắm đến mục đích cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của người sống và làm việc trong đó.

Một tiêu chí của WELL cho biết một văn phòng đủ điều kiện cấp chứng nhận phải có ít nhất 25% số bàn làm việc đứng hoặc trạm làm việc đứng phục vụ nhân viên. Các trạm làm việc này cho phép họ thay đổi giữa trạng thái ngồi hoặc đứng, thông qua những chiếc bàn có thể điều chỉnh độ cao hoặc giá đỡ điều chỉnh độ cao của màn hình máy tính.

Các nước Scandinavia ở Bắc Âu có lẽ sở hữu nhiều tòa nhà văn phòng đạt chứng chỉ WELL nhất. Thống kê trước đại dịch COVID-19 cho thấy hơn 90% nhân viên văn phòng sử dụng máy tính ở Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch đang làm việc tại bàn đứng.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 25.

Trên thực tế, Đan Mạch còn luật hóa yêu cầu các công ty phải cung cấp bàn làm việc đứng cho bất kỳ nhân viên nào có công việc đòi hỏi họ phải ngồi liên tục từ 2 tiếng trở lên trong ngày.

Đây có thể là một trong những ví dụ cho thấy tại sao khu vực Scandinavi luôn đứng đầu danh sách những quốc gia có phúc lợi việc làm tốt nhất hành tinh.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 26.

Khi ngày càng có nhiều nghiên cứu tích lũy về tác hại của việc ngồi nhiều, không có gì ngạc nhiên khi những chiếc bàn đứng sẽ tiếp tục trở lại và xâm chiếm thế giới trong thập kỷ tới.

Một báo cáo của Sheer Analytics & Insights cho biết thị trường bàn đứng (bao gồm các loại bàn đứng cố định, bàn có thể điều chỉnh độ cao bằng cơ học, bàn điều chỉnh điện và dụng cụ chuyển đổi bàn ngồi thành bàn đứng) sẽ tăng trưởng từ mức 6,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,7 tỷ USD vào năm 2032.

Khu vực Bắc Mỹ vẫn chiến thị phần lớn nhất, tuy nhiên cấp độ tăng trưởng tiếp theo sẽ diễn ra ở các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, khi ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực sản xuất bàn đứng như Fantasy Furniture (Ấn Độ), Kokuyo ( Nhật Bản) và Loctek Ergonomic (Trung Quốc)…

Những chiếc bàn đứng vì vậy cũng sẽ trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn ngay cả với khách hàng cá nhân, những người muốn trang bị cho mình một chiếc bàn làm việc đứng tại nhà.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 27.

Đối với các doanh nghiệp, những chiếc bàn đứng cũng có thể là khoản đầu tư đáng giá khi chúng được chứng minh sẽ giúp tăng độ tập trung và năng suất làm việc của nhân viên, từ đó tăng mức doanh thu và lợi nhuận.

Vào năm 2015, Trường Y tế Cộng đồng Texas đã thực hiện nghiên cứu kéo dài 6 tháng tại một công ty dược phẩm cho thấy những nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại tại đây có thể tăng hiệu suất làm việc lên 23% sau một tháng chuyển từ bàn ngồi sang bàn đứng. Con số thậm chí tăng lên 53% trong 5 tháng tiếp theo, dựa trên các đánh giá về tỷ lệ mua hàng và thông tin mà khách hàng cung cấp.  

Năm 2018, một nghiên cứu tương tự kéo dài 1 năm trên tạp chí International Journal of Workplace Health Management cũng cho thấy 65% người sử dụng bàn đứng báo cáo mức năng suất làm việc gia tăng.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 28.

Trong khi mối liên hệ giữa bàn đứng và tác dụng cai thuốc có vẻ kỳ lạ, nhưng những người sử dụng bàn đứng cho biết họ có thể kiểm soát cơn bồn chồn khi không hút thuốc của mình, chỉ đơn giản bằng cách liên tục chuyển trọng tâm khi đứng từ chân này sang chân kia.

Đối với những người chỉ hút thuốc với mục đích giảm căng thẳng, không có gì ngạc nhiên khi tư thế đứng đã hỗ trợ sự tỉnh táo, đem đến tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng cho họ, từ đó khiến họ giảm stress và giảm hút thuốc.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 29.

Với tất cả những lợi ích được chỉ ra từ bàn đứng, bây giờ, có thể bạn cũng đang cân nhắc tham gia vào cuộc cách mạng đứng dậy. Yêu cầu công ty trang bị bàn đứng hoặc tự mua một chiếc để làm việc tại nhà sẽ là khoản đầu tư đáng giá không chỉ cho công việc, mà cả sức khỏe của bản thân bạn.

Tuy nhiên, trước khi đứng dậy và làm việc, có một số điều mà bạn cần phải lưu ý.

Thứ nhất, những chiếc bàn đứng sẽ không thể thay thế hoàn toàn việc tập thể dục cho bạn. Trong khi đúng là chúng hỗ trợ việc đốt thêm calo trong giờ làm việc, đứng một chỗ không được tính là tập luyện vì nhịp tim của bạn không tăng lên và bạn cũng không toát mồ hôi - trừ khi bạn sử dụng bàn đứng tích hợp máy chạy bộ, hoặc thường xuyên rời khỏi vị trí đứng của mình và đi lại xung quanh văn phòng sau mỗi phiên làm việc kéo dài từ 30 phút- 1 tiếng.

Trên thực tế, đó cũng là những gì mà các chuyên gia khuyên bạn nên làm. Bởi suy cho cùng thì đứng một chỗ vẫn là một hoạt động tĩnh tại. Các nghiên cứu trên công nhân làm việc với băng chuyền sản xuất cho thấy việc đứng cả ngày sẽ làm tăng nguy cơ đau lưng dưới, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ chân, gân và cũng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.

Vì vậy, để tối ưu lợi ích với bàn làm việc đứng, tốt nhất, bạn nên luân phiên làm việc giữa trạng thái ngồi, đứng và đi lại xung quanh văn phòng.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 30.

Thứ hai, hãy thiết lập bàn đứng của bạn đúng với công thái học. Khi tiến sĩ Levine chế tạo ra chiếc bàn đứng đầu tiên, ông đã lưu ý độ cao, nơi để máy tính, bàn phím và chuột của nó phải hợp lý.

Mục đích của một chiếc bàn đứng là giữ cho đầu, cổ và cột sống của bạn nằm trên một đường thẳng khi bạn đứng. Khuỷu tay của bạn thường tạo một góc 90 độ trong khi sử dụng bàn phím hoặc chuột.

Trong khi đó, màn hình cần phải để ở độ cao sao cho mép trên của màn hình ngang tầm với mắt của bạn. Trong điều kiện lý tưởng, màn hình hơi nghiêng ở góc 10-20 độ sẽ giúp bạn giữ đầu thẳng mà không cần phải nghiêng cổ quá nhiều lên trên hoặc xuống dưới.

Về khoảng cách với màn hình, bạn nên đặt cách mắt từ 50-70 cm, không gần hơn khoảng cách từ đầu ngón tay giữa đến khuỷu tay của bạn.

Cuối cùng, hãy mua thêm cho mình một tấm thảm kê chân chống mỏi khi chuyển từ bàn ngồi sang bàn đứng. Đó là những tấm thảm mềm, đàn hồi thường được sử dụng bởi những người có công việc phải đứng lâu, chẳng hạn như công nhân làm việc trên dây chuyền sản phẩm hoặc người đứng quầy thu ngân.

Nghiên cứu đã chỉ ra thảm chống mỏi có khả năng khuyến khích các chuyển động tinh tế của cơ bàn chân. Điều này giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm đáng kể cảm giác khó chịu mà nhiều người gặp phải khi mới sử dụng bàn đứng.

Những tấm thảm này có thể giải quyết vấn đề về chân và đau lưng, vì vậy rất hữu ích đối với những người bị đau lưng nhưng vẫn muốn chuyển từ bàn ngồi sang bàn đứng.

Homo sedentarius: Lược sử "loài ngồi" - Ảnh 31.

Và bạn còn nhớ Ernest Hemingway chứ? Khi đứng làm việc, ông ấy cũng có một tấm thảm chống mỏi chân dành cho riêng mình. Đó là tấm da của một con linh dương kudu mà chính tay ông săn được.

"Hemingway đứng trong một đôi giày bệt quá khổ, đặt chân lên tấm da của một con kudu đã sờn rách – chiếc máy đánh chữ và bảng ghi chú cao ngang ngực đối diện với ông ấy", George Plimpton mô tả.

"Cái giá sách dựa vào bức tường cạnh cửa sổ phía đông và cách giường ông khoảng 3 feet là nơi Hemingway lấy làm "bàn làm việc" cho mình – một mặt phẳng chật chội chỉ rộng khoảng 1 mét vuông chất đầy sách ở một đầu, đầu còn lại là đống giấy tờ, bản thảo, tờ rơi và báo chí.

Phía bên trên cái giá sách ấy chỉ còn đủ chỗ cho mộ chiếc máy đánh chữ, trên nữa là một tấm bảng gỗ, năm sáu cây bút chì và một miếng quặng đồng để đè giấy khi có những cơn gió thổi vào từ cửa sổ phía đông".

Tổng hợp

Bàn nâng hạ Epione SmartDesk Pro 2.0 là sản phẩm từ thương hiệu Việt Nam, đem tới khả năng làm việc trong tư thế đứng. Bàn có nhiều kích thước chiều ngang từ 1.2m tới 1.8m, động cơ hoạt động yên lặng, bộ điều khiển dễ sử dụng. Tham khảo thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.