Hợp lực với AMD - nước cờ hết sức cao tay của Intel khi muốn đối đầu với NVIDIA

    Kuroe,  

    Sự kết hợp giữa hai kẻ vốn được coi như "kẻ thù không đội trời chung" là Intel và AMD, đã giúp cả hai trở nên vững vàng hơn rất nhiều khi đối diện với tên khổng lồ NVIDIA đang tìm cách thống trị mảng thị trường đồ họa.

    Chương trình hợp tác GeForce Partner Program (GPP) của NVIDIA tuy mới chỉ được giới thiệu ít lâu đã ngay lập tức vấp phải một làn sóng phản đối vô cùng mạnh mẽ của giới công nghệ. Lý do là bởi, GPP là một nước đi cạnh tranh vô cùng xấu tính mà NVIDIA tạo ra hòng độc bá thị trường GPU, khi đòi hỏi sự độc quyền trên thiết bị của các hãng sản xuất card đồ họa và các thương hiệu gaming OEMs sản phẩm card đồ họa ví dụ như MSI Gaming, Asus ROG và Gigabyte Aorus.

    Một trong những cái tên đi đầu trong việc phản đối nước cờ "xấu tính" này của NVIDIA là Intel, và lý do không chỉ đơn giản là để phản đối thái độ cạnh tranh không lành mạnh đã được nhắc ở trên. Việc kêu gọi phản đối GPP của Intel còn là để đảm bảo an toàn cho một nước đi khác của hãng này, đó là kết hợp với bộ xử lý đồ họa Radeon Vega M của AMD để bán đi được càng nhiều CPU Core i7 Kaby Lake-G càng tốt, nhờ vậy ngăn chặn tình trạng tuột dốc doanh số của Intel trong nhóm khách hàng điện toán (Client Computing Group - CCG)

    Thị trường CCG của Intel mới vừa rồi đã phải chịu ảnh hưởng đến từ sự cạnh tranh của CPU Ryzen thế hệ thứ 2 đến từ AMD, với giá thành rẻ hơn nhưng sở hữu hiệu năng tốt hơn. Điều này khiến cho doanh số Q1/2018 của Intel tại thị trường CCG giảm từ 38% xuống còn 34%.

    Tại sao Intel lại không ưa NVIDIA?

    Với tư cách là một nhà sản xuất chip, đương nhiên Intel chẳng thể nào vừa mắt khi nhìn thấy đổi thủ cạnh tranh NVIDIA đang ngày một lớn mạnh trong mảng thị trường Datacenter - vốn là miếng mồi béo bở của Intel trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Intel cũng không có sức để đấu trực diện với NVIDIA ở mảng GPU dùng cho AI và Deep Learning, và thế là ông lớn này quyết định nhắm vào miếng bánh lớn nhất mà NVIDIA đang nắm giữ - mảng gaming. Với việc hợp tác cùng AMD, Intel đang hy vọng có thể ăn miếng trả miếng khi bị NVIDIA lấn sân.

    NVIDIA ngày một lớn mạnh ở mảng Datacenter
    NVIDIA ngày một lớn mạnh ở mảng Datacenter

    Những chiếc GPU Vega M của AMD hiện vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ hơn, và chắc chắn sẽ đến lúc mà chúng trở thành một trong những lựa chọn thay thế tương đối ổn cho GTX 1070/1080, chứ không chỉ cho 1060 như trước. TSMC hiện cũng đang đưa ra một thiết kế GPU mới chồng lên nhau, qua đó có thể giúp cho Intel kết hợp với GPU Vega M cho thế hệ CPU kế nhiệm Kaby Lake-G.

    Dell và HP cũng đồng tình với thiết kế CPU Vega M GPU của Intel

    Chương trình GPP của NVIDIA được đưa ra để đòi hỏi sự độc quyền với các thương hiệu sản xuất thiết bị gaming, từ đó muốn đẩy AMD vào tình cảnh hết đất sống. Tuy nhiên, rất may mắn cho "đội đỏ" là âm mưu này của NVIDIA đã không thành công, dẫn đến việc chương trình GPP bị hủy bỏ.

    GPP bị hủy bỏ cũng đồng nghĩa với việc nhiều nhà sản xuất có thể tạo ra những chiếc Laptop và PC giá mềm hơn một chút, nhưng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu chơi game cơ bản của người dùng, nhờ vào những chiếc CPU Intel tích hợp Vega M của AMD. Dell và HP đã bắt đầu cho đặt hàng trước những mẫu Laptop mới sử dụng CPU Kaby Lake-G tích hợp GPU Radeon RX Vega M.

    Chiếc XPS 15 2-trong-1 của Dell có giá cơ bản là 1300 USD, sử dụng CPU thế hệ thứ 8 Intel Core i5-8305G, cùng với GPU Radeon RX Vega M GL. Trong khi đó, HP giới thiệu chiếc Spectre 360, có giá 1460 USD, sở hữu màn hình 15,6 inch và sức mạnh đủ lớn để xử lý những đoạn Video 4K, nhờ vào CPU Core i7-8705G và GPU Radeon RX Vega M GL.

     Với sức tỏa rất mạnh của Dell và HP trên thị trường, Intel có thể tăng cao doanh số của mình hơn nữa.

    Với sức tỏa rất mạnh của Dell và HP trên thị trường, Intel có thể tăng cao doanh số của mình hơn nữa.

    Trong khi đó, một nhà sản xuất Laptop nhỏ tại Trung Quốc là Chuwi mới đây đã công bố về dự án Chuwi HiGame mini-PC - một chiếc máy tính mini theo phong cách của Hades Canyon NUC, sử dụng bộ vi xử lý Kaby Lake G. Nên nhớ rằng, thị trường game thủ Trung Quốc là một mảnh đất vô cùng màu mỡ, và nếu có chiến lược tấn công vào thị trường này đúng cách, thành công về mặt doanh số sẽ thể hiện ra hết sức rõ ràng.

    Kết luận

    Với sự ủng hộ của ngành cho thiết kế Kaby Lake-G tích hợp GPU Vega M, rõ ràng sự hợp tác với "kẻ thù vốn không đội trời chung" AMD của Intel là một nước đi vô cùng đúng đắn, để tạo ra những bộ sản phẩm chơi game chất lượng cao. Hợp lực tại, Intel và AMD có thể tấn công thêm vào mảng thị phần GPU chiếm tới 66,3% của NVIDIA. Việc hợp tác này giúp Intel không còn phải lo nghĩ đến các giải pháp đồ họa tích hợp, thay vào đó tập trung cho những bộ vi xử lý của mình nhiều hơn nữa.

    Miếng bánh doanh số của các nhà sản xuất
    Miếng bánh doanh số của các nhà sản xuất

    Bên cạnh đó, nước đi này cũng hết sức có lợi cho AMD, bởi càng nhiều nhà sản xuất ủng hộ thiết kế Intel CPU Radeon RX GPU, cũng có nghĩa là càng nhiều GPU của AMD được bán ra. Càng nhiều GPU của AMD được bán ra, AMD sẽ càng có nhiều tiền để thực hiện các nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm GPU/CPU chất lượng hơn nữa.

    Và biết đâu, sự hợp tác này sẽ là bước đi đầu tiên giúp AMD có thể tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với Tesla và Volta của AMD trong mảng Datacenter.

    Tham khảo Seeking Alpha

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ