Huy động được tới 2 tỷ USD, có Alibaba 'chống lưng', nhà sáng lập 28 tuổi vừa cay đắng tuyên bố startup chia sẻ xe đạp phá sản trong nghẹn ngào

    Vân Đàm, theo trí thức trẻ 

    Huy động được tới 2 tỷ USD, có Alibaba 'chống lưng', nhà sáng lập 28 tuổi vừa cay đắng tuyên bố startup chia sẻ xe đạp phá sản trong nghẹn ngào

    Ofo - đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc đang cân nhắc việc "gác kiếm" và nộp hồ sơ xin phá sản. Đây được xem là startup thất bại lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc những năm gần đây.

    CEO Dai Wai - đồng thời là nhà sáng lập 28 tuổi của công ty đã chỉ ra hàng loạt thách thức của công ty trong một bức thư đầy xúc động gửi nhân viên vào ngày hôm qua, từ việc khách hàng đòi trả lại tiền đặt cọc đến nhà cung cấp yêu cầu trả nợ các hóa đơn khổng lồ.

    Huy động được tới 2 tỷ USD, có Alibaba chống lưng, nhà sáng lập 28 tuổi vừa cay đắng tuyên bố startup chia sẻ xe đạp phá sản trong nghẹn ngào - Ảnh 1.

    Bức thư đầy xúc động của Dai cũng kể lại một năm đầy hào hùng của công ty - hình ảnh thu nhỏ của lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc thời điểm này. Họ đã huy động được hơn 2 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Được chống lưng bởi những gã khổng lồ công nghệ lớn như Alibaba, Didi Chuxing, Ofo đã mở ra một trào lưu chia sẻ xe đạp từ Bắc Kinh tới Paris. Công ty 4 năm tuổi - có thời điểm được định giá tới 3 tỷ USD, báo cáo từng xử lý hơn 25 triệu chuyến xe mỗi ngày và có kế hoạch bao phủ các thành phố trên toàn cầu từ London cho tới Moscow.

    Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên dường như đã đi qua xa ngưỡng của thị trường. Cùng với đối thủ Mobike, hàng loạt những chiếc xe đạp màu vàng biểu tượng của công ty chất đống khắp nơi ở Trung Quốc. Hàng tá đối thủ nhảy vào thị trường khiến cung vượt cầu, họ đua nhau giảm giá để thu hút khách hàng và cuối cùng là giết chết tất cả.

    Huy động được tới 2 tỷ USD, có Alibaba chống lưng, nhà sáng lập 28 tuổi vừa cay đắng tuyên bố startup chia sẻ xe đạp phá sản trong nghẹn ngào - Ảnh 2.

    "Trong vòng nửa năm qua, do dòng tiền và áp lực truyền thông, chúng tôi đã nỗ lực cắt giảm chi tiêu mà không mang về kết quả nào. Đặc biệt là sau khi công ty thất bại trong việc huy động vốn mới. Tôi đã cân nhắc, không biết bao nhiêu lần, việc cắt giảm vốn hoạt động để trả lại cho khách hàng và nhà cung cấp, dù là giải thể hay nộp hồ sơ phá sản công ty. Sau đó, không ai phải chịu gánh nặng khủng khiếp này".

    Đây có lẽ là khoảnh khắc đáng ghi nhớ đối với công ty đã đi lên từ một dự án thử nghiệm của những sinh viên đại học thành startup thực sự tại Trung Quốc.

    Dai - người đã bỏ học Tiến sỹ tại đại học Peking đã thành lập Ofo vào năm 2014 cùng 4 người bạn khác và xây dựng dự án của họ thành công ty với 10.000 xe đạp hoạt động. Dịch vụ chia sẻ xe đạp đã nhanh chóng giành được sự chú ý của sinh viên và hành khách - những người cố di chuyển trong giờ cao điểm.

    Dai không chỉ ra chi tiết Ofo đã sai lầm trong việc chọn thị trường như thế nào nhưng công ty nói họ nhắm tới việc rút lui khỏi 7 thành phố ở nước ngoài. Việc giảm giá mạnh và nhu cầu bão hòa ở các thành phố lớn với lượng xe trở nên bùng nổ: Ở thời kỳ đỉnh cao, 1 nhà sản xuất ở Thượng Hải đã cung cấp cho Ofo ít nhất 5 triệu chiếc xe.

    Trớ trêu thay, đó cũng chính là công ty kiện Ofo vào tháng 9 vì hóa đơn 68 triệu NDT chưa trả cho họ. Rất lâu trước đó, các nhà quan sát đã chỉ ra những rủi ro của mô hình này vì việc giảm giá là không bền vững.

    Hiện tại, Ofo nhắm tới việc tiếp tục kiên trì giải quyết tình hình. Trong bài tuyên bố của mình, Dai hô hào các nhân viên của anh giải quyết những vấn đề trước mắt của công ty trong khi đó vẫn nhấn mạnh áp lực mà họ đang phải chịu.

    "Mỗi lần nghĩ về việc từ bỏ, tôi sẽ xem khách hàng của Ofo đang đi trên đường, đi làm hay đâu đó trên chiếc xe đạp màu vàng. Đó là khi tôi tự nói với mình và cũng là lời muốn nói với mỗi người Ofo rằng ở đâu có cuộc sống, ở đó có hy vọng".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ