Ig Nobel: giải Nobel "phiên bản lỗi" với mục đích gây cười là chính

    Long.J,  

    Cùng tìm hiểu phiên bản "nhái" của giải Nobel, nơi những công trình khoa học mang tính hài hước cực cao, nghe xong lập tức phải bật cười.

    Ig Nobel là gì?

    Giải thưởng Ig Nobel ra đời lần đầu tiên vào năm 1991. Đây là “phiên bản lỗi” của giải Nobel và thường được tổ chức công bố trao giải vào đầu mùa thu hằng năm, rất gần với thời gian giải Nobel "xịn" diễn ra. Nghi thức trao giải của Ig Nobel diễn ra tại trong hội trường Sanders của Đại học Harvard, được đồng tài trợ bởi Harvard Computer Society, Harvard - Radcliffe Society of Physics Students , Harvard - Racliffe Fiction Association.

    Các hạng mục trao giải của Ig Nobel tương tự như những hạng mục của giải Nobel danh giá bao gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học/Y học, Văn học, Hòa bình. Bên cạnh đó, Ig Nobel còn có một số giải thuộc các ngành học thuật khác như Kỹ thuật, Sức khỏe cộng đồng…

    Mục đích của Ig Nobel là tạo một không khí vui tươi nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên về ý nghĩa sâu xa hơn, Ig Nobel nhắm đến các thành tựu khoa học “làm con người cười, sau đó làm họ phải suy nghĩ”. Rất nhiều giải Ig Nobel khi vừa công bố đã khiến ai cũng phải bật cười, nhưng nếu ngẫm nghĩ lại cảm thấy những lý luận tưởng chừng “phi khoa học” ấy lại rất “khoa học”. Không ít các nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel nhưng năm sau lại trước thêm giải Ig Nobel hay ngược lại. Như vậy, có thể thấy ranh giới giữa khoa học và phi khoa học chỉ cách nhau gang tấc.

    Ngoài đa phần trao giải cho các công trình khoa học có tính hài hước, thú vị, độc đáo và gây ngạc nhiên cao, đôi khi phần thưởng Ig Nobel cũng là một sự châm biếm và chỉ trích gián tiếp. Điều này thể hiện qua chính tên gọi của giải thưởng với từ “Ig” là viết tắt của “Ignoble” (ti tiện, thấp hèn). Trong buổi lễ trao giải, người ta thường sử dụng phát âm chính thức là “ig no- BELL” vừa mang tính hài hước lại vừa châm biếm sâu cay.

    Tổng hợp giải thưởng "Ig Nobel" hài hước và lố bịch nhất trong suốt những năm qua

    Ig Nobel Y học 2016: Nếu ngứa bên trái thì phải soi gương và gãi ngược lại

    Giải thưởng này mới đây được trao cho một nhà khoa học người Đức. Sau khi nghiên cứu, nhà khoa học này đã tìm ra: nếu bị ngứa ở tay trái, có thể nhìn vào gương và gãi ngược lại. Tương tự, nếu ngứa ở cánh tay bên phải, nhìn vào gương và gãi ngược lại.

    Chưa cần tìm hiểu và thử qua phương pháp này, đã thấy nó "củ chuối" rồi.

    Ig Nobel Sinh học 2006: Loài chim gõ kiến không biết đau đầu và cũng không cần thuốc giảm đau

    Một nhóm các nhà khoa học đã quan sát hành vi liên tục mổ vào thân cây của chim gõ kiến để tìm thức ăn và họ đã nảy ra một câu hỏi: “Liệu chim gõ kiến có bị đau đầu khi liên tục mổ như vậy không?”. Họ đã quyết tâm nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời. Công trình nghiên cứu này đã đoạt Ig Nobel với kết luận: Chim gõ kiến không bị đau đầu vì những cú mổ và đó cũng là lý do chúng có thể mổ liên tục như vậy.

     Nếu bạn không biết đau, bạn sẽ không cần thuốc giảm đau

    "Nếu bạn không biết đau, bạn sẽ không cần thuốc giảm đau"

    Ig Nobel Vật lý 2015: 21 giây là thời gian... đi tiểu trung bình của mọi loài động vật có vú

    Giải thưởng này được trao cho nhà khoa học Patricia Yang thuộc Viện công nghệ Georgia, nước Mỹ. Nhóm nghiên cứu của Patricia Yang nhận thấy hầu hết tất cả các loài động vật có vú sở hữu cân nặng trên 3kg đều tiêu tốn cùng một khoảng thời gian để tiểu là 21 giây. Lý giải cụ thể hơn, Yang cho biết những loài động vật nhỏ sẽ có bàng quang nhỏ vì thế cách đi tiểu của chúng sẽ chậm rãi hơn.

     Hình ảnh minh họa không thực sự phù hợp với người quá nghiêm túc

    Hình ảnh minh họa không thực sự phù hợp với người quá nghiêm túc

    Ig Nobel Y tế công cộng 2004: Làm rơi đồ ăn xuống đất, thồi phù ăn ngay yên tâm không đau bụng!

    Giải thưởng độc đáo này được trao cho Jillian Clarke - một sinh viên của Đại học Howard, Washington. Clarke đã tiến hành nghiên cứu một trong những bí ẩn của loài người: thức ăn khi nhỡ tay đánh rơi là an toàn nếu nó ở trên sàn nhà không quá 5 giây. Các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện trên cả những viên gạch lát nền bị nhiễm khuẩn E.coli và Clarke phát hiện bánh quy nhiễm vi khuẩn chưa đến 5 giây. Nhưng theo các cuộc thử nghiệm khác trên sàn gạch tại Đại học Illinois, mẫu bánh đã không bị nhiễm khuẩn vì sàn nhà quá sạch.

     Một trong những bí ẩn tuổi thơ đã được giải đáp!

    Một trong những bí ẩn tuổi thơ đã được giải đáp!

    Ig Nobel Toán học 2015: Dùng công thức toán học để lý giải làm thế nào Hoàng đế Moulay Ismael tại triều đại Sharrifian (Maroc) có thể sinh tới... 1.000 đứa con trong 30 năm?

    Bằng cách vận dụng các công thức toán học, hai nhà khoa học đã chỉ ra rằng, vị quân vương huyền thoại Moulay Ismael tại triều đại Sharrifian (Maroc) nếu chỉ sống trong 55 năm thì sẽ phải quan hệ tình dục hàng ngày trong suốt hơn 30 năm để sinh ra... 1000 đứa con.

     Vỡ kế hoạch rồi, vỡ kế hoạch rồi...

    "Vỡ kế hoạch rồi, vỡ kế hoạch rồi..."

    Ig Nobel An toàn kỹ thuật 2013: Xử lý không tặc bằng cách "gói" chúng lại rồi ném khỏi máy bay

    Nhà nghiên cứu người Mỹ - Gustano Pizzo đã đoạt giải với phát minh hệ thống chống không tặc cho máy bay. Theo đó, một hệ thống cơ điện sẽ tiến hành bọc kín tên tội phạm giống như một bưu kiện, sau đó thả hắn rơi tự do. Cuối cùng, tên không tặc sẽ rơi xuống mặt đất bằng dù và cảnh sát đã đứng chờ bên dưới để bắt hắn vì họ được cảnh báo qua radio trước đó.

     Nếu dù không mở thì số phận của em sẽ ra sao...?. Tên không tặc cho hay

    "Nếu dù không mở thì số phận của em sẽ ra sao...?". Tên không tặc cho hay

    Ig Nobel Y học 2008: Thuộc giả đắt tiền trị kiểu gì cũng tốt hơn thuốc giả rẻ tiền

    Một nhà kinh tế học người Mỹ - Dan Ariely đã đoạt giải với phát hiện rằng những thuốc giả đắt tiền sẽ trị bệnh hiệu quả hơn những loại thuốc giả rẻ tiền vì được sản xuất từ các thành phần đắt tiền. Vâng, nghiên cứu quá "đơn"!.

     Hàng fake 1 đương nhiên sẽ tốt hơn fake thứ n...

    Hàng fake 1 đương nhiên sẽ tốt hơn fake thứ n...

    Ig Nobel Tâm lý học 2013: Uống rượu vào sẽ cảm thấy bản thân đẹp trai hơn?

    Brad Bushman, chuyên gia tâm lý thuộc Đại học Bang Ohio cùng một số cộng sự Laurent Begue, Medhi Ourabah, Baptiste Subra và Oulmann Zerhouni đã đoạt giải Ig Nobel tâm lý học 2013 với sự phát hiện ra mối quan hệ giữa loại đồ uống có cồn và cảm nhận về cái đẹp bản thân. Theo đó, một người khi càng uống nhiều rượu bia sẽ càng bản thân đẹp trai/xinh gái hơn.

    Theo Livescience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ