Cùng xem cách Microsoft lấy tiền đẻ ra tiền từ hệ thống đám mây Azure

    Yến Thanh,  

    Theo đó, Microsoft đang cố gắng sửa chữa những vấn đề về doanh số trước đây, đồng thời, tích cực gây sức ép với mảng bán hàng của "chiếc cối xay tiền".

    Như những thông tin trước đây, trong năm 2015 này, Microsoft đang dốc toàn lực nhằm gia lợi nhuận cho Azure - nền tảng điện toán đám mây của hãng, đồng thời cũng chính là mục tiêu kinh doanh được gã khổng lồ phần mềm Mỹ đặt lên hàng đầu.

    Tuy nhiên, câu hỏi được đại đa số người dùng đặt ra chính là Microsoft có bao nhiêu khách hàng sử dụng hệ thống Azure, doanh thu mà hãng này nhận được từ nền tảng này là bao nhiêu?

    Satya Nadella Microsoft

    Mới đây, một nguồn tin thân cận với Microsoft đã chia sẻ những thông tin này. Theo đó, hãng này đang cố gắng sửa chữa những vấn đề về doanh số trước đây, tích cực gây sức ép với mảng bán hàng. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện về doanh số mà còn là việc thu hút được càng nhiều khách hàng trong khả năng có thể.

    Tuy nhiên, trong chính nội bộ của Microsoft hay cụ thể là các nhân viên bán hàng của ông lớn này cũng không đồng tình với quan điểm của công ty. Họ cho rằng, trong đội ngũ của hệ thống Azure, họ luôn phải chịu rất nhiều áp lực về chuyện lương, thưởng, thậm chí, là có thể bị đuổi việc dù đã bán được rất nhiều các gói phần mềm khác.

    Tất cả đều cho thấy, Microsoft đang đặt rất nhiều hy vọng vào nền tảng đám mây Azure của mình - lĩnh vực mà Microsoft rất ít khi nhắc tới trong các bản báo cáo tài chính.

    Những con số

    - Microsoft đã tạo ra 1 tỷ USD trong tổng doanh thu trên toàn thế giới từ Azure kể từ năm 2011.

    - Từ năm 2011, Microsoft kiếm được hơn 3000 hợp đồng về Azure từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa rõ có bao nhiêu doanh nghiệp tiếp tục ký hợp đồng với Microsoft cho tới nay.

    - Từ năm 2011, tính riêng trên toàn nước Mỹ, hơn 70% các hợp đồng mà Microsoft kiếm được đã đều ngưng sử dụng và chỉ có 30% các hợp đồng được tiếp tục ký kết.

    microsoft bing data center

    - Nhưng vào năm 2014, tỷ lệ này tại Mỹ đã được cải thiện rất nhiều. Tính riêng thị trường này, Azure kiếm về cho Microsoft khoảng 70 triệu USD, trong đó, công ty đã sử dụng 47 triệu USD để nâng cấp hệ thống này. Điều này có nghĩa "chiếc cối xay tiền" của Microsoft đã bắt đầu hoạt động.

    Khi được hỏi về những con số này, nguồn tin thân cận với Microsoft cho rằng:

    "Chúng tôi đang nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ đám mây Azure cung cấp bởi Microsoft. Hơn 60% các khách hàng của Azure đều sử dụng ít nhất một dịch vụ cao cấp như streaming hay liên lạc di động trong doanh nghiệp."

    Ngoài ra, nguồn tin cũng tiết lộ, tính cho tới thời điểm hiện tại, Microsoft đã thu về 5,5 tỷ USD, đồng thời, đây là quý thứ sáu liên tiếp Azure tăng trưởng với ba chữ số.

    Ý nghĩa của những con số

    Tin tốt là Microsoft đã bắt đầu kiếm ra tiền bởi Azure, tuy nhiên, tin xấu là công ty cũng phải không ít rủi ro về lĩnh vực này. Trong một vài trường hợp, rất nhiều nhân viên bán hàng đã bán Azure bằng cách chiết khấu các phần mềm khác và đưa khoản tiền tiết kiệm được trên phần mềm đó trở thành một phần của hợp đồng tín dụng dùng thử Azure.

    Microsoft Azure ad

    Trong khi đó, các khách hàng có thời hạn lên đến một năm để chi tiêu những khoản tín dụng. Và cho dù các khách hàng có dùng tới khoản tín dụng này hay không, Microsoft vẫn tính nó như một khoản thu từ Azure. Hãy tưởng tượng, điều gì sẽ sẽ xảy đến nếu những gói Azure không thực sự được sử dụng lại được tính vào doanh thu cuối năm của Microsoft?

    Tuy nhiên, nếu bạn là một người có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ thấy, cách mà Microsoft đang áp dụng để bán hàng chỉ đơn thuần là một phương pháp "cổ xưa", cho phép người dùng sử dụng thử nghiệm một sản phẩm mà không bắt họ trả thêm bất kì một chi phí nào.

    Thế nhưng, vấn đề nảy chỉ thực sự nảy khi khách hàng không thực sự sử dụng Azure trong giai đoạn thử nghiệm, sau đó, doanh thu từ các doanh nghiệp này gần như bằng không và hiểm họa hơn là họ có thể chuyển sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của một đối thủ cạnh tranh.

    Hai lý do khiến Microsoft sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong năm 2015

    Sau một vài năm khó khăn, có hai lý do khiến Microsoft đang đi đúng hướng.

    Đầu tiên, vào năm 2014 các hệ thống đám mây đã trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, do đó, rất nhiều công ty đã sẵn sàng để thử nghiệm và sử dụng Azure.

    Satya Nadella

    Thứ hai, như đã đề cập trước đây, Microsoft đang gây rất nhiều sức ép lên đội ngũ bán hàng của mình để tăng doanh thu từ các dịch vụ đám mây. Thậm chí, Satya Nadella đã ban hành một bản ghi nhớ dài nổi tiếng của mình trong tháng 7 về vấn đề này trước khi ông tuyên bố sa thải hàng loạt nhân viên.

    Trong năm 2014, Microsoft đã nói với các lực lượng bán hàng mà họ đã phải "sống và chết của" số tiêu thụ điện toán đám mây, ngoài đám mây doanh số, một nguồn tin nói với chúng tôi.

    Áp lực cho đội ngũ bán hàng

    Trong năm 2014, Microsoft đã nói với đội ngũ bán hàng của mình rằng họ đã phải "sống và chết của" doanh thu của hệ thống đám mây Azure. Tuy nhiên, trong năm 2015, hạn mức doanh thu mà các nhân viên này phải đạt được đã bị đẩy lên đáng kể - tăng gấp đôi so với năm ngoái.

    Microsoft cloud numbers chart

    Một nhân viên tại Microsoft tỏ ra thất vọng: "Tôi không biết phải làm sao để bán được ngần đó những gói đám mây như chỉ tiêu của công ty. Làm thế nào để có tài khoản chi tiêu của người dùng đổ vào Microsoft nhiều hơn khi họ không thực sự sử dụng chúng?"

    Một nhân viên khác giải thích: "Azure là một sản phẩm tăng trưởng luôn đạt năng suất cao hàng năm tại Microsoft, do đó, hạn ngạch mà hãng điều chỉnh là thực sự thích hợp với tầm vóc của hệ thống này cũng như nhu cầu của khách hàng."

    Đặc biệt, những nhân viên không đạt được hạn mức trong năm 2015 sẽ không thể nhận được đầy đủ tiền thưởng hoặc có thể có nguy cơ không được thưởng. Cũng theo kế hoạch mới này, 25% số tiền thưởng mà họ nhận được là từ doanh số bán hàng, còn 75% còn lại là từ việc khiến người dùng cam kết sử dụng Azure.

    Những điều đáng suy ngẫm

    Trong khi những vấn đề về hạn mức bán hàng vẫn đang gây ra rất nhiều tranh cãi trong nội bộ Microsoft, thì hãng này lại đang gặp khó với chính hệ thống tính hạn mức của mình và buộc phải xin lỗi toàn bộ đội ngũ bán hàng. Bởi năm tài khóa của Microsoft sẽ thường bắt đầu vào tháng 7, tuy nhiên, phải tới tháng 9, đội ngũ này mới bắt đầu được nhận các hạn mức bán hàng.

    Man Stressed on Phone

    Trớ trêu thay, hệ thống này lại đang trục trặc và không thể sử dụng ngay trong thời gian tới, do đó, các nhân viên đang rất hoang mang và không biết mình sẽ phải bán được bao nhiêu sản phẩm vào năm nay. Bị kẹt giữa áp lực về doanh thu về hệ thống hạn mức, các nhân viên của Microsoft đang trở nên ngẹt thở hơn bao giờ hết.

    Thay cho lời kết, một nhân viên của hãng này nhận định: "Là một phần của Microsoft, chúng tôi không hề ghét đám mây. Chúng tôi cực kỳ yêu thích việc bán được những gói sản phẩm này. Điều duy nhất khiến tôi khó chịu đó là phải chịu phạt bởi việc bán nó cho ai đó không thực sự sử dụng...".

    Tham khảo: businessinsider

    >> CEO Microsoft sẽ ra mắt smartphone Lumia đời mới nhất tại Hà Nội ngày 24/3

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ