Kế hoạch đầy tham vọng của khoa học gia Trung Quốc: "Bắt cóc" thiên thạch về Trái đất để nghiên cứu

    Chíp,  

    Các cơ quan không gian đã từng tới gần và nghiên cứu thiên thạch/sao chổi nhiều lần. Tuy nhiên, họ bắt giữ một thiên thạch là điều chưa từng có trong lịch sử.

    Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc vừa đề xuất kế hoạch đầy tham vọng, không chỉ bắt giữ, họ còn muốn đưa cả một thiên thạch về Trái đất để nghiên cứu và khai thác. 

    Nghe thì có vẻ điên rồ nhưng các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Không gian Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho rằng kế hoạch này hoàn toàn khả thi. Nhà nghiên cứu Li Mingtao và nhóm của ông đã trình bày ý tưởng bắt giữ thiên thạch tại một hội nghị khám phá những ý tưởng cho công nghệ tương lai vừa diễn ra ở Thâm Quyến.

    Kế hoạch đầy tham vọng của khoa học gia Trung Quốc: Bắt cóc thiên thạch về Trái đất để nghiên cứu - Ảnh 1.

    Li nói rằng sứ mệnh này có thể tập trung vào một thiên thạch đi ngang qua quỹ đạo và có khả năng va vào trái đất Trái Đất. Vì thế, kế hoạch bắt giữ thiên thạch có thể biến một mối nguy hiểm tiềm tảng trở thành một cơ hội nghiên cứu cũng như một nguồn cung cấp vật liệu hiếm.

    Các thiên thạch có thể bắt giữ sẽ có kích thước nhỏ, chỉ vài trăm tấn. Bước đầu tiên, một đôi robot thăm dò sẽ được gửi lên để chặn thiên thạch lại. Sau đó, một kết cấu giống như túi sẽ được bao phủ quanh thiên thạch và các robot sẽ từ từ làm chậm thiên thạch và đổi hướng nó về Trái Đất.

    Kế hoạch đầy tham vọng của khoa học gia Trung Quốc: Bắt cóc thiên thạch về Trái đất để nghiên cứu - Ảnh 2.

    Ngoài ra, các robot còn có nhiệm vụ triển khai một tấm lá chắn nhiệt đủ lớn để che phủ toàn bộ bề mặt thiên thạch. Lá chắn nhiệt này cần có đủ lực kéo để làm chậm thiên thạch ở tốc độ đủ để nó hạ cánh nguyên vẹn trên bề mặt Trái đất.

    Hiện tại Li và cộng sự đang hợp tác với Phòng thí nghiệm Vũ trụ Qian Xuến để phát triển một lá chắn nhiệt phù hợp. Dự án này có rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Thiên thạch thường chứa các mỏ kim loại quý giá như vàng, bạch kim và đồng. Ngoài ra, nó còn có nhiều ý nghĩa với các nhà khoa học. Nhóm nghiên cứu hy vọng phi thuyền đầu tiên của họ sẽ sẵn sàng vào năm 2020 và sau đó sẽ có thể "bắt cóc" các thiên thạch có kích thước lớn hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ