Không cần chi quá đà cho marketing cũng chẳng phải đua giá sốc, sau 1 năm đi từ con số 0, Shopee đạt doanh thu 33 triệu USD/quý, thậm chí được dự báo sắp có lãi

    Vân Đàm, Theo Trí Thức Trẻ 

    Trong quý 1 năm 2018, Shopee đã đạt doanh thu 33,7 triệu USD, tăng gần 4 lần so với quý trước. Điều đáng nói là quý này của năm ngoái, Shopee chưa hề mang về được một đồng doanh thu nào cho Sea.

    Sea – một trong những công ty internet lớn nhất Đông Nam Á đã chấp nhận rủi ro lớn khi mạo hiểm bước ra khỏi "thiên đường an toàn" về giải trí kỹ thuật số để lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử. Kể từ đó, giá cổ phiếu của họ chịu áp lực nặng nề trong bối cảnh kết quả kinh doanh không tốt hết quý này sang quý khác. Đồng thời, công ty vẫn tiếp tục rót tiền vào mảng thương mại điện tử Shopee.

    Tuy nhiên, tình hình đang được cải thiện. Trong quý 1 năm 2018, Shopee đã đạt doanh thu 33,7 triệu USD, tăng gần 4 lần so với quý trước. Điều đáng nói là quý này của năm ngoái, Shopee nói riêng và mảng thương mại điện tử nói chung chưa hề mang về được một đồng doanh thu nào cho Sea.

    Không cần chi quá đà cho marketing cũng chẳng phải đua giá sốc, sau 1 năm đi từ con số 0, Shopee đạt doanh thu 33 triệu USD/quý, thậm chí được dự báo sắp có lãi - Ảnh 1.

    Doanh thu điều chỉnh của các mảng gồm EC (thương mại điện tử), DE (giải trí kỹ thuật số), DFS (dịch vụ tài chính kỹ thuật số) và các dịch vụ khác

    Ngày càng có nhiều người đang mua và bán trên Shopee hơn dựa trên dữ liệu về tốc độ tăng trưởng các giao dịch trên nền tảng và dịch vụ thanh toán AirPay.

    Không cần chi quá đà cho marketing cũng chẳng phải đua giá sốc, sau 1 năm đi từ con số 0, Shopee đạt doanh thu 33 triệu USD/quý, thậm chí được dự báo sắp có lãi - Ảnh 2.

    Tổng giá trị giao dịch qua ứng dụng thanh toán Airpay

    Không cần chi quá đà cho marketing cũng chẳng phải đua giá sốc, sau 1 năm đi từ con số 0, Shopee đạt doanh thu 33 triệu USD/quý, thậm chí được dự báo sắp có lãi - Ảnh 3.

    Một tín hiệu tích cực khác là tốc độ tăng trưởng đạt được không phải kết quả của việc chi tiêu quá đà cho marketing. Tính theo tỷ trọng tổng giá trị giao dịch hàng hoá (GMV), chi tiêu cho quảng cáo và bán hàng của Shopee chiếm 6,6%, giảm từ 7,1% của quý 1 của năm 2017 và 8,5% của quý 4/2017.

    "Vẫn là quá sớm để nói rằng Shopee đã qua được giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là thua lỗ trên mỗi 1 USD của GMV đã giảm vào quý 1 của năm 2018 sau khi tăng liên tục", theo chuyên gia phân tích Paul McKenzie.

    "Dù kết quả kinh doanh ở từng thị trường riêng lẻ không được công bố nhưng tôi cho rằng số liệu về tốc độ tăng trưởng GMV cho thấy Shopee đang tiếp tục chiếm lĩnh được thị phần ở tất cả các thị trường chính trong đó Đài Loan và Indonesia là quan trọng nhất".

    Với kết quả đó, Shopee cần phải tiếp tục đà này để tiến tới mục tiêu có lợi nhuận. Họ cũng cần tìm cách để hạ những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh như Alibaba – đơn vị có thừa khả năng tham gia vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá mà dĩ nhiên, các cổ đông của Sea không thích điều này!

    Lỗ ròng của Sea mở rộng lên mức 216 triệu USD trong quý này từ mức 73,1 triệu USD cùng kỳ giai đoạn trước, khiến tỷ lệ thua lỗ lên tới 139%. Tập đoàn này cũng đang có trong tay 1,17 tỷ USD tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặc dù trong số đó có tới 746 triệu USD khoản vay có thể chuyển đổi.

    Garena – chi nhánh giải trí kỹ thuật số của tập đoàn – là niềm hy vọng giúp Sea tiếp tục sống sót. Mặc dù là mảng kinh doanh thành lập lâu nhất của Sea nhưng Garena hiện vẫn đang phát triển.

    Không cần chi quá đà cho marketing cũng chẳng phải đua giá sốc, sau 1 năm đi từ con số 0, Shopee đạt doanh thu 33 triệu USD/quý, thậm chí được dự báo sắp có lãi - Ảnh 4.

    EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) từng mảng kinh doanh của Sea

    Phần lớn doanh thu mảng giải trí kỹ thuật số của Sea đến từ các giao dịch nhỏ trong game. Garena đang chứng kiến sự cải thiện lượng người dùng hoạt động hàng quý khi mạo hiểm cho ra đời các game di động từ các nhà phát triển là bên thứ 3 và tạo ra những tựa game của riêng họ. Tuy nhiên, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) giảm xuống 1,2 USD trong quý 1 của năm 2018 từ mức 1,8 USD cùng kỳ năm trước. Dẫu vậy, số liệu ARPU của Garena được đánh giá là ngang hàng với những game di động khác như Candy Crush.

    Những lo ngại nhiều hơn với Garena đó là tốc độ tăng trưởng doanh thu đang đi chậm lại và số lượng người dùng trả tiền hàng quý không đổi, ở mức 7,2 triệu so với quý trước.

    "Những mô hình miễn phí có thể hoạt động tốt trong mảng game internet nhưng sự thật là Sea không đạt được bất kỳ tăng trưởng nào về số lượng người dùng trả tiền – đó là điều đáng quan ngại, đặc biệt là nếu chi phí phục vụ những người này đang ngày một tăng".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ