Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hàm lượng carbon dioxide trên Trái đất vượt ngưỡng 410 ppm

    Lê Tuấn Anh,  

    Đây là một con số đáng lo ngại.

    Ngày 18 tháng 4 vừa qua, hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển đo được ở mức 410 phần triệu (ppm). Cho đến nay, đây là mức cao nhất được ghi nhận trong lịch sử. Số liệu được ghi tại Đài quan sát Mauna Loa (Hawaii). Đại học California San Diego và chương trình Hải dương học của Học viện Scripps, đã thu nhận các số liệu này.

    Đây chính là lúc các nhà khoa học phải suy nghĩ thực sự nghiêm túc. Kể từ năm ngoái, khi mức CO2 trong khí quyển đạt mức mới là 400 ppm, các nhà khoa học đã cảnh báo công chúng rằng mức tiếp theo sẽ là 410 ppm. "Những cột mốc này chỉ là những con số, nhưng chúng cho chúng ta một cơ hội để dừng lại để nghiền ngẫm, đồng thời đóng vai trò như những tiêu chuẩn so sánh đối với các ghi nhận địa chất", Gavin Foster, nhà nghiên cứu khí hậu học thuộc Đại học Southampton, giải thích.

    Số liệu về hàm lượng carbon dioxide tại đài quan sát Mauna Loa
    Số liệu về hàm lượng carbon dioxide tại đài quan sát Mauna Loa

    Lúc này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là tất cả các quốc gia phải chung tay để có một thế giới xanh hơn. Mặc dù những nhân tố tự nhiên như El Nino cũng khiến carbon dioxide đi vào bầu khí quyển nhiều hơn trong hai năm qua, nhưng con số 410 ppm chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch với số lượng khổng lồ và tạo ra lượng carbon dioxide lớn.

    "Mức tăng (hàm lượng CO2) sẽ giảm khi lượng khí thải giảm. Nhưng lượng carbon dioxide vẫn sẽ tăng lên, mặc dù chậm hơn, lượng carbon dioxide trong khí quyển sẽ bắt đầu giảm chỉ khi cắt giảm được một nửa lượng khí thải", nhà khoa học khí quyển Pieter Tans cho biết.

    Cắt giảm phác thải khí nhà kính là một nhiệm vụ quan trọng
    Cắt giảm phác thải khí nhà kính là một nhiệm vụ quan trọng

    Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguồn cung năng lượng toàn cầu chỉ được phép phụ thuộc 25% (hoặc ít hơn) vào nhiên liệu hóa thạch cho tới năm 2100 để đạt mục tiêu của Hiệp định Khí hậu Paris. Các quốc gia đang hành động để đạt được mục tiêu của mình. Trung Quốc đã đưa ra mức trần về than và phác thải từ than sẽ đạt đỉnh vào năm 2030. Đức sẽ cấm động cơ đốt trong vào năm 2030. Ở Mỹ, những nhà hoạt động môi trường đã gây được một quỹ năng lượng sạch trong 20 năm với mức 1 tỷ USD. Nước Anh mới đây đã có ngày đầu tiên không dùng than trong 135 năm.

    Bây giờ là lúc cho một nỗ lực phối hợp trên toàn thế giới và hy vọng chúng ta sẽ bắt đầu thấy được những con số tích cực hơn.

    Theo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ