Một phi hành gia từng suýt chết trong thử nghiệm lên Mặt Trăng của NASA

    Ryankog,  

    Để chuẩn bị do kế hoạch chinh phục Mặt Trăng, NASA phải thử nghiệm và kiểm tra rất kỹ cả thiết bị lẫn con người, nhưng điều này suýt gây ra cái chết cho một phi hành gia.

    Vào khoảng giữa những năm 1960, NASA đang tập trung hết sức cho công cuộc chinh phục Mặt Trăng. Chuyến bay thử nghiệm con tàu Apollo không người lái diễn ra vào năm 1967, và năm sau là chuyến bay có người. Nhưng trước khi đưa bất cứ phương tiện hay phi hành gia nào vào vũ trụ, tất cả đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi các kỹ sư của NASA.

    Một trong những bài kiểm tra là thử nghiệm bộ đồ phi hành gia có thể chịu áp suất trong môi trường chân không như thế nào. Để làm được như thế, NASA tạo nên một phòng không trọng lực khổng lồ mà họ đã loại bỏ hết không khí. Và trong số đó, một thử nghiệm có người tham gia là Jim LeBlanc đã không diễn ra tốt đẹp.

    Trong quá trình tham gia thử nghiệm, ống dẫn cung cấp khí nối với bộ đồ cho LeBlanc đã bị rơi ra, và LeBlanc tiếp xúc với môi trường chân không trong khoảng 30 giây. May mắn thay, ông đã được cứu khỏi phòng chân không mà không có chấn thương gì, nhưng nếu chỉ chậm hơn một chút, LeBlanc có thể phải chịu những tác động nghiêm trọng.

    Có khá ít người biết về hậu quả của việc tiếp xúc với môi trường chân không, nhưng thông thường, bạn sẽ bất tỉnh chỉ trong 15 giây. Sau khoảng 30 giây, cơ thể sẽ thiếu oxy và suy giảm hệ tuần hoàn. Sau 90 giây, bạn sẽ chết.

    Thử nghiệm bộ đồ phi hành gia

    Trong trường hợp của LeBlanc, những người trợ giúp đã tiếp oxy cho ông chỉ 25 giây sau khi bị tiếp xúc chân không. Do nhận được cấp cứu kịp thời, LeBlanc chỉ bị nhức tai một chút. Nếu chỉ chậm vài giây, có thể ông sẽ không bước ra được khỏi phòng thử nghiệm.

    LeBlanc “vinh dự” là một trong những người đầu tiên trải qua cảm giác tiếp xúc trực tiếp với môi trường chân không. Nhờ vào ông và những nhân viên NASA, chúng ta đã biết mối nguy hiểm của việc khá phá vũ trụ. Tính cho đến nay, chưa có phi hành gia nào tử nạn do tiếp xúc môi trường chân không.

    Tham khảo: Popularmechanics

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ