Một thành phố điều hành bởi tư nhân: Những tòa nhà chọc trời chẳng có hệ thống nước thải

    Quân Nguyễn,  

    Điều gì xảy ra khi một thành phố được quản lý gần như bởi các công ty tư nhân? Hãy tới thăm Gurgaon, Ấn Độ, một thành phố mới phát triển với hàng triệu dân mà chẳng hề có hệ thống điện nước, hay thậm chí nước thải cho toàn thành phố.

    Thành phố Gurgaon, khoảng nửa giờ lái xe từ New Delhi, đã tồn tại mà không hề có sự hoạt động của chính quyền thành phố qua gần bốn thập kỷ. Nếu thành phố hai triệu dân này cần mở đường, gọi cảnh sát, cứu hỏa, hay thu gom rác, một mớ những công ty tư nhân sẽ thực hiện việc đó. Hoặc là … không.

    “Đó là một chốn kỳ lạ,” trích lời Shruti Rajagopalan, một nhà kinh tế học tại SUNY Purchase người lớn lên ngay gần Gurgaon. “Về lý thuyết, nó không nên tồn tại.” Tuy nhiên, thành phố này lại là một nam châm hút lấy tầng lớp trung lưu Ấn Độ. Dân số tại đây đã tăng lên hơn 1600 phần trăm qua 25 năm. Điều này đã đặt ra một câu hỏi hấp dẫn: Liệu những thành phố khác có nên đi theo những trải nghiệm nguyên sơ của Gurgaon trong tư nhân hóa? Cô đã giải thích, tuy vẫn có những khó khăn nguy hiểm, Gurgaon vẫn đem tới một mô hình hứa hẹn đến kì lạ của một thành thị phát triển.

    Một thành phố không kế hoạch có thể tăng trưởng với tốc độ kinh ngạc

    Năm 1991, lập pháp Ấn Độ đã thông qua một loạt cải cách kinh tế và mở ra nhiều lĩnh vực kinh tế cho các công ty ngước ngoài. Thời điểm đó, Gurgaon cũng không ngoại lệ với dân số 121.000 người với những khoảng đất bỏ hoang rộng lớn. Từ một quy định kém minh bạch, đất đai xung quanh Gurgaon đã được quản lý bởi một cơ quan duy nhất, văn phòng bộ trưởng tại bang Haryana, đối đầu với một cơ số những cơ quan chính phủ cạnh tranh của Ấn Độ. Nghĩa là những kế hoạch của các nhà phát triển tại Gurgaon có thể được chấp nhận trong khoảng thời gian tính bằng ngày, chứ không phải năm.

    Kết quả? Những phê chuẩn nhanh chóng cho những mảng văn phòng, căn hộ cao cấp, khách sạn năm sao và sân gôn. Một nửa những công ty trong Fortune 500 đã đặt những văn phòng vệ tinh trên những tòa nhà cao tầng lấp lánh của thành phố này, và nó là nơi có trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới. “Có những nơi nhìn chẳng khác gì Singapore hay Hongkong,” trích lời Rajagopalan.

    Nhưng chạy theo những sự quan liêu vô ích đặt ra một thách thức cho những nhà phát triển: Ai, nếu không phải nhà nước, sẽ đem lại những dịch vụ công cộng cơ bản? “Nếu bạn hỏi một người bình thường, ‘Liệu bạn có muốn sống tại một thành phố không hề có hệ thống nước thải hoạt động hay xử lý rác thải hay một mạng lưới đường xá tốt,’ rõ ràng họ sẽ nói không,” trích lời Rajagopalan. Thế nên những nhà phát triển đã phải thuyết phục những khách hàng triển vọng để họ đồng ý – bằng việc nối đuôi nhau tự lấp những khoảng trống trong những dịch vụ công cộng thưa thớt.

    Một mảng chắp vá của những dịch vụ tư nhân xuất hiện

    Chỉ một phần ba dân số của Gurgaon được kết nối với hệ thống nước thải chính. Không phải điều mà những công dân của những căn hộ và văn phòng tư nhân sẽ nhận thấy. “Nếu bạn đang sống tại một nơi đang phát triển, mọi thứ nhìn rất ổn. Dường như bạn đang có một hệ thống nước thải hoạt động bình thường, nhưng những đường ống đó không được nối vào đường ống chính. Chúng chả đi tới đâu cả.” Thay vào đó, nước thải sẽ được xả vào một bể tự hoại tại góc của khu đất. Chủ của tòa nhà sẽ thuê một xe bồn để chở nước thải tới một bãi rác hay một con sông. Tuy không lý tưởng, nhưng nó cũng không đi xa khỏi quy chuẩn tại Ấn Độ. Với 5161 thành phố và thị trấn toàn Ấn Độ, 4861 trong số đó còn chẳng có nổi một hệ thống nước thải cục bộ.

    Vì thế cho tới khi các nhà phát triển tại Gurgaon cung cấp những dịch vụ tốt hơn hẳn với những nơi khác ở Ấn Độ, thành phố sẽ tiếp tục phát triển. Những nhà phát triển có thể bù đắp thiếu thốn điện bằng việc sử dụng máy phát điện chạy dầu diesel … vốn chỉ phục vụ cho bất động sản của riêng họ. Họ đã hỗ trợ lực lượng 4000 cảnh sát với một đội quân 35.000 bảo an tư nhân. Và một trong những nhà phát triển lớn nhất, DLF (Delhi Lease and Finance), đã mở ra trạm cứu hỏa tư nhân lớn nhất quốc gia vào năm 2012. Trạm cứu hỏa công của thành phố không có được sàn nâng thủy lực dể có thể phun nước lên tòa nhà cao nhất của DLF, nên họ đã mua hai sàn nâng 90 mét cho dịch vụ cứu hỏa của riêng mình.

    Một thế giới đen tối giữa những tổ hợp tư nhân

    Gurgaon vẫn có một vài dịch vụ công cộng; “Gurgaon cũ,” rộng khoảng 35km vuông, thực chất là một thị trấn được quản lý với một hình thể thành phố. Nhưng vẫn có những khoảng trống rất lớn trong cơ sở hạ tầng của nó. Bảo vệ tư nhân có thể đảm bảo an ninh cho một chung cư hay một tổ hợp văn phòng, nhưng sẽ bỏ lại một lỗ hổng khổng lồ ở toàn bộ phần còn lại của thành phố. “Ở giữa những khu công nghiệp là những vùng trống chẳng hề an toàn chút nào,” Rajagopalan nói. Xe chở nước thải sẽ thường xuyên đi qua nhà máy xử lý và đổ chất thải lên đất công, và trong khi nó đem tới hiểm nguy về sức khỏe cho những khu ổ chuột gần đó, những viên chức cũng không có đủ nguồn lực để ngăn chặn những vi phạm như vậy.

    Nhìn chung, thành công của Gurgaon bị giới hạn trong một quần đảo tổ hợp tư nhân được lấp đầy bởi những người có đủ khả năng sống tại đó. Nhìn xa hơn những căn nhà đã có chủ - tới khu ổ chuột – và Gurgaon sẽ cho thấy một bài học rõ ràng cho giới hạn của tư nhân hóa. Tại đó, người dân phải chịu sự thiếu thốn điện và năng lượng, cùng với sự thiếu an toàn kém vệ sinh đã định hình đời thường của rất nhiều người nghèo tại đô thị Ấn Độ. Câu hỏi đặt ra cho họ là làm thế nào để một quốc gia đô thị hóa với tốc độ chóng mặt sẽ đưa 404 triệu dân còn lại vào những thành phố vào năm 2050, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, mà không phải chịu sự hư hại hoàn toàn của dịch vụ công cộng.

    Một giải pháp nghịch lý cho sự phát triển chểnh mảng của Gurgaon – bán ra càng nhiều càng tốt

    Rajagopalan đưa ra một giải pháp không chắc chắn cho khối u đang phát triển của Ấn Độ. Đương nhiên, những nhà phát triển đã cho thấy sự thiếu sót khủng khiếp trong trách nhiệm với công dân ngoài những mốc giới bất động sản. Nhưng một điều thú vị sẽ xảy ra khi họ tóm lấy những vùng đất lớn hơn nữa. Họ sẽ kích thích xây dựng - và tài chính – những mảnh còn thiếu của cơ sở hạ tầng công cộng. “Giờ đây DLF chưa thấy được điều đó trong sự quan tâm của họ về việc tạo một hệ thống nước thải lớn của riêng mình, bởi họ mới chỉ có bốn hay năm dự án nhỏ,” cô nói. “Nó không thể đem lại lợi nhuận khi làm một đường ống nước thải lớn. Nhưng khi họ có lượng bất động sản đủ lớn, chắc chắn họ sẽ thực hiện – nếu không sẽ chẳng có ai sống tại đó.”

    Những thành phố tư nhân có một tiền lệ: Walt Disney World

    Vào thập kỷ 1960 Walt Disney đã mua lại một mảnh đất 25.000 mẫu Anh với cái tên Reedy Creek Improvement Distric tại Florida. Giờ đây, nó được gọi là Walt Disney World, và Rajagopalan cho thấy nó là một ví dụ về việc những nhà phát triển tư nhân cần phải làm một khi họ sở lượng đất đai khổng lồ. Họ xây dựng tất cả những dịch vụ công có thể – từ đường xá tới nhà máy điện tới một hệ thống tàu điện – trong một nỗ lực để giữ chân người dân.

    “Disney sẽ hưởng lợi nếu người ta quyết định ở trong một nhà nghỉ Disney khi họ đến công viên giải trí của Disney,” cô chỉ ra – nên về cơ bản Disney cũng đã xây nên một thành phố của riêng họ. “Họ có hệ thống nước thải, cảnh sát, cứu hỏa của riêng mình – và mọi thứ dường như hoạt động hoàn hảo,” cô nói. “Họ có quy mô đủ lớn và nó đem lại đủ lợi nhuận để có thể có hệ thống của riêng mình cho mọi vấn đề.” Những nhà phát triển của Gurgaon có động cơ tương tự để phục vụ người dân, Rajagopalan gợi ý – nhưng chỉ khi họ có thể kết hợp những dự án nhỏ lẻ của mình lại thành một cuộc mở mang bất động sản quy mô thành phố duy nhất.

    Hiện tại, Gurgaon rộng khoảng 730km vuông, đủ để chứa bảy Disney Worlds – hay như cái nhìn của Rajagopalan, là bảy thành phố tư nhân hóa cạnh tranh với nhau vì người dân. Đó là một tầm nhìn huyền ảo của sự phát triển đô thị vốn để lại những câu hỏi rắc rối chưa được trả lời. Và lần nữa, có thể chính Gurgaon sẽ lại trả lời chúng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày