"Mua laptop lướt web văn phòng bình thường thì không cần quá mạnh", có thật không?

    Gia Cường,  

    Nếu là người rành về công nghệ chắc chắn bạn đã từng một lần được hỏi những câu dạng như "Mình cần mua laptop cho chị gái, chỉ cần lướt web văn phòng bình thường thôi, không cần quá mạnh đâu". Nhưng sự thật đáng buồn là lướt web không đơn giản như vậy.

    Với một người làm công nghệ như tôi, máy tính có thể chia làm 4 loại khi build/lựa chọn cấu hình. Loại thứ nhất là máy chơi game, tất cả mọi thứ đều càng mạnh càng tốt nhưng chưa chắc đã cần đến SSD (vì RAM đủ cao thì SSD chủ yếu chỉ cải thiện được load time). Loại thứ hai là máy để code "thường", không cần card màn hình rời, cũng không cần chip quá mạnh nhưng lại cần SSD và nhiều RAM để deploy đỡ... bực mình. Loại thứ ba dùng để "nghịch" AI, cái gì cũng cần phải mạnh nhưng nên có VGA nhiều nhân CUDA.

    Loại cuối cùng là máy "bình thường", dành cho những người làm văn phòng hoặc chuyên trách về chu trình/tài liệu trong phần mềm. Loại này tôi không mua mà chỉ tư vấn cho bạn bè không làm công nghệ, cũng chẳng mê game. Với họ, bỏ tiền ra mua máy "xịn" hơn cũng chẳng để làm gì, bởi nhu cầu của họ "bình thường" và có nâng cấp cao hơn cũng chẳng mang đến sự khác biệt dễ nhận thấy.

     Hãy thử đoán xem, Chrome có thể khiến chiếc laptop cũ của tôi thở phì phò như Battlefield 4?

    Hãy thử đoán xem, Chrome có thể khiến chiếc laptop cũ của tôi "thở phì phò" như Battlefield 4?

    Suy nghĩ ấy làm tôi thực sự bối rối.

    Bởi vì trong khi văn phòng chỉ cần cấu hình rất bình thường thì lướt web đang ngày một khủng khiếp. Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng một chiếc máy cấu hình mạnh nhưng khá cũ: chip Core i7 đời Ivy Bridge, RAM 6GB, ổ cứng 1TB 7200RPM. Trong khi chiếc máy này đã cũ, phần lớn laptop thời nay vẫn sử dụng chip Intel lõi kép và có dung lượng RAM chỉ khoảng 4GB. Do đó, tôi cho rằng chiếc máy cũ của tôi vẫn đủ để đại diện cho một lượng lớn PC tại Việt Nam.

    Sau đây là một vì ví dụ để thấy vì sao tôi phát khiếp vì nhu cầu hiệu năng của web:

     Lướt facebook chỉ sau vài giờ, Chrome đẩy dung lượng RAM tiêu thụ lên... gần 1GB.

    Lướt facebook chỉ sau vài giờ, Chrome đẩy dung lượng RAM tiêu thụ lên... gần 1GB.

     Facebook và xem kho file của mình trên OneDrive: tổng cộng, Chrome ngốn gần 1.5GB.

    Facebook và xem kho file của mình trên OneDrive: tổng cộng, Chrome "ngốn" gần 1.5GB.

     Mở một file tài liệu chỉ 2.000 từ bằng Word Online: RAM không quá tốn, nhưng CPU đẩy cao và quạt kêu phì phò.

    Mở một file tài liệu chỉ 2.000 từ bằng Word Online: RAM không quá tốn, nhưng CPU đẩy cao và quạt kêu "phì phò".

     Mở một trang web lập trình kém: bất kể là có Adblock hay không có adblock hay không đều treo cứng, quạt kêu rất to.

    Mở một trang web lập trình kém: bất kể là có Adblock hay không có adblock hay không đều treo cứng, quạt kêu rất to.

     FireFox may mắn không gặp lỗi, có thể lướt khá bình thường. Cái giá phải trả là disk usage tăng lên 100%.

    FireFox may mắn không gặp lỗi, có thể "lướt" khá bình thường. Cái giá phải trả là disk usage tăng lên 100%.

     Một số trang khi không thể thực thi đoạn mã javascript lỗi hoặc không thể gọi đến địa chỉ quảng cáo lỗi nào đó (Waiting for [địa chỉ không thuộc trang đang xem]) đều đẩy CPU lên cao khiến máy nóng và quạt ồn.

    Một số trang khi không thể thực thi đoạn mã javascript lỗi hoặc không thể gọi đến địa chỉ quảng cáo lỗi nào đó (Waiting for [địa chỉ không thuộc trang đang xem]) đều đẩy CPU lên cao khiến máy nóng và quạt ồn.

    Phía còn lại thì sao? Tôi có thể mở những file Word hàng chục trang mà không gặp phải vấn đề gì. Đáng ngạc nhiên hơn, các trang được sửa bằng ứng dụng Word và lưu trực tiếp vào OneDrive qua chế độ đồng bộ của Microsoft cũng không bao giờ gây nghẽn máy.

    Ví dụ, ở dưới đây tôi có file gần 5 nghìn chữ.

     File này sẽ gây tình trạng nóng, ngốn RAM và quạt phì phò trên trình duyệt ít tính năng.

    File này sẽ gây tình trạng nóng, ngốn RAM và quạt "phì phò" trên trình duyệt ít tính năng.

     Nhưng mở trực tiếp bằng app thì không sao cả, save thoải mái.

    Nhưng mở trực tiếp bằng app thì không sao cả, save thoải mái.

    Dĩ nhiên, nâng cấp lên SSD có thể giảm bớt tình trạng web giật/treo/gây nóng máy, song thực tế là hết sức rõ ràng: lướt web không hề nhẹ ký như bạn nghĩ. Bên cạnh sự trỗi dậy của các loại công nghệ HTML5/JavaScript càng ngày càng phức tạp, thế giới web lúc nào cũng vẫn tồn tại những nội dung quảng cáo dễ gây treo, các nội dung video/giao diện nặng ký và cả... các lập trình viên kém cỏi.

    Chính bởi lý do này, đừng nghĩ bỏ ra ít tiền để mua máy "lướt web văn phòng bình thường" là bạn đã được sở hữu trải nghiệm "lướt web văn phòng bình thường" tốt nhất có thể. Máy cấu hình yếu khi lướt web vẫn có thể gây bực mình, và nguyên tắc nói chung vẫn áp dụng: tiền nào của nấy, máy càng khỏe thì lướt web càng nhanh!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày