Ngắm nhìn những cảnh quay kì ảo từ máy quay Large format tự chế của nhiếp ảnh gia 18 tuổi

    M.Đức,  

    Máy ảnh Large format những tưởng đã chết cùng những thước phim đen trắng những năm 50 - 60 của thế kỉ trước, nhưng lại vẫn tạo ra được những thước phim tuyệt vời qua bàn tay chế tạo của một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Zev Hoover.

    Có lẽ những người hoài cổ, thích những bộ phim đen trắng từ những năm 40, 50 của thế kỉ trước sẽ không quên được hình ảnh của những chiếc máy ảnh cồng kềnh, luôn luôn phải đặt trên chân máy để chụp. Đây là những chiếc máy ảnh Large format, sử dụng phim 8 x 10.

     Một chiếc máy ảnh phim Large Format

    Một chiếc máy ảnh phim Large Format

    Trước sự phát triển của máy ảnh số, người chơi ảnh muốn có những bức ảnh chi tiết cao phải nhờ tới những tấm phim lớn. Một tấm phim 8 x 10 có kích thước lớn hơn 60 lần so với cảm biến Full - frame phổ biến ngày nay.

     So sánh kích thước của các loại phim. Phim 8 x 10 có kích thước lớn hơn rất nhiều so với phim 35mm, hay còn gọi là Fullframe

    So sánh kích thước của các loại phim. Phim 8 x 10 có kích thước lớn hơn rất nhiều so với phim 35mm, hay còn gọi là Fullframe

     Một bức ảnh từ loại máy ảnh này

    Một bức ảnh từ loại máy ảnh này

    Thời đại số lên ngôi, cảm biến không thể làm lớn được do chi phí nên những chiếc máy ảnh loại này không còn phổ biến nữa. Nhưng chất lượng ảnh của chúng là điều không thể chối từ. Do cảm biến lớn, vòng ảnh khổng lồ nên máy ảnh Large Format có thể tạo ra những bức ảnh có độ chi tiết cao, trường ảnh mỏng tạo ra hiệu ứng nổi (hay xóa phông theo ngôn ngữ hiện đại) cực kì đặc trưng.

    Những tưởng dòng sản phẩm này đã tuyệt chủng hoàn toàn, nhưng qua bàn tay sáng tạo của một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi mang tên Zev Hoover, loại máy ảnh này đã kết hợp được với công nghệ hiện đại hiện nay để quay phim và chụp ảnh số!

    Để có thể quay hoặc chụp được những bức ảnh Large format thì nhiếp ảnh gia này đã dùng một ống kính dành cho loại máy ảnh này, chiếu ảnh lên một tấm giấy trắng và sau đó tiếp tục thu lại hình ảnh bằng một chiếc máy ảnh Full frame A7s bằng một ống góc rộng.

     Sơ đồ hoạt động

    Sơ đồ hoạt động

    Theo như Zev Hoover, trở ngại lớn nhất đó là sự mất ánh sáng. Do ảnh sáng phải đi qua 2 ống kính, một hộp đen lớn nên mất đi tới 6 nấc sáng, nên máy chỉ thích hợp với việc quay và chụp ngoài trời.

    Kết quả của thí nghiệm này là những thước phim kì diệu, với độ sâu trường ảnh cực mỏng và màu sắc hoài cổ

    Những thước phim từ máy ảnh tự chế của Zev Hoover

    Một chiếc máy quay với cảm biến Large format thực sự có lẽ sẽ có giá lên tới hàng chục tỷ đồng! Nhưng với thiết kế sáng tạo của Zev, tiền nguyên vật liệu giảm còn 2500 USD.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ