Nhật Bản kêu gọi "biện pháp khẩn cấp" để ngăn chặn truy cập vào các trang web đang đăng tải manga và anime lậu

    KON,  

    Có vẻ lần này, Nhật Bản cương quyết muốn ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền của anime và manga.

    Trong số các vụ vi phạm bản quyền, vào hôm thứ sáu, chính phủ Nhật Bản đã đệ trình một báo cáo, kêu gọi các "biện pháp khẩn cấp" nhằm ngăn chặn truy cập vào các website đang đăng tải manga và anime lậu.

    Trụ sở Chiến lược sở hữu trí tuệ đang có kế hoạch khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ internet ngăn chặn và hạn chế các truy cập đến các trang web "độc hại" trên "cơ sở tự nguyện" nhằm bảo vệ nền công nghiệp manga và anime của nước này khỏi những kẻ chuyên coi lậu.

    Báo cáo đã nêu tên ba trang web vi phạm bản quyền lớn là Mangamura, Anitube và Miomio, nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn.

    Nhật Bản kêu gọi biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn truy cập vào các trang web đang đăng tải manga và anime lậu - Ảnh 1.

    Gần đây, nhiều suy đoán cho rằng Mangamura, một trang chuyên vi phạm bản quyền, đã bị đóng cửa, vì nó đã không thể truy cập được kể từ thứ ba. Trang web này có khoảng hơn 174 triệu lượt truy cập vào tháng 3, trở thành trang web đông người qua nhất tại Nhật Bản, theo công cụ phân tích SimilarWeb.

    Các trang web vi phạm bản quyền đang trở thành một vấn nạn cho các tác giả vẽ truyện tranh, do tiền bản quyền không được trả cho các nội dung bị phân phối mà không có sự chấp thuận của bên sở hữu bản quyền.

    Sự phổ biến ngày càng gia tăng của vấn nạn vi phạm bản quyền truyện tranh đã khiến nhiều nhóm tác giả truyện tranh phải thông báo những lời cảnh báo về vấn đề này. Nhóm Manga Japan tại Tokyo đã thông báo rằng ngành công nghiệp manga có thể "sẽ lụi tàn" nếu như tình trạng còn tiếp diễn.

    Nhật Bản kêu gọi biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn truy cập vào các trang web đang đăng tải manga và anime lậu - Ảnh 2.

    Tuy nhiên, chỉ ngăn chặn các trang web thôi thì chưa phải là một giải pháp bền vững, vì các trang nhái lại trang Mangamura đã mọc lên như nấm.

    Chính phủ coi động thái này là một biện pháp tạm thời, cho đến khi họ có thể thiết lập được một quy định để trấn áp hành vi vi phạm bản quyền, bao gồm việc cấm các trang leech, các trang mà đang tạo ra các kết nối tới các bản sao chép mangam nhạc và video lậu, và cấm cả các tập tin đăng tải lên các website khác.

    Luật bản quyền hiện tại cấm việc đăng tải trái phép các bản sao, nhưng các trang leech thường tuyên bố rằng họ không vi phạm luật vì họ không hề đăng tải tệp tin hay sở hữu những bản sao bất hợp pháp trên máy chủ.

    Chính phủ cũng đang tìm cách để phát triển một cơ sở pháp lý vào năm 2019 để hạn chế truy cập vào các trang web vi phạm bản quyền.

    Nhật Bản kêu gọi biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn truy cập vào các trang web đang đăng tải manga và anime lậu - Ảnh 3.

    Các nhà phê bình đã bày tỏ mối lo ngại rằng việc ngăn chặn một số trang web sẽ vi phạm Điều 21 của Hiến pháp.

    Hiệp hội An toàn nội dung Internet, một tổ chức của ngành công nghiệp bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ internet và các công ty công nghệ thông tin cho biết, các trang web vi phạm bản quyền nên được chấn chỉnh theo luật thay vì bằng các biện pháp chặn.

    Từ tháng 9 đến tháng 2, ba trang web lớn mà đã vi phạm bản quyền nói trên đã thu hút được hơn 938 triệu lượt ghé thăm, và có thể đã gây thiệt hại lên đến 400 tỷ yên (khoảng 3,7 tỷ USD) cho ngành công nghiệp manga và anime, theo Hiệp hội phân phối nội dung quốc tế.

    Các nhà cung cấp dịch vụ internet đã chặn không cho khách hàng truy cập đến các trang web khiêu dâm trẻ em, một quyết định được ban hành vào năm 2011.

    Tham khảo Japantimes

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ