Những khối kim cương ngoài Trái Đất này tới từ một thế giới đã biến mất từ lâu

    Dink,  

    Trên Vũ trụ đầy những mảnh vỡ - mảnh kim cương tới từ thế giới đã mất ấy.

    Ngày mùng 7 tháng Mười năm 2008, một thiên thạch với kích cỡ một chiếc xe ô tô bay xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, nổ thành hàng trăm mảnh trên bầu trời củ Sa Mạc Nubian, Sudan, khu vực phía Đông Sa mạc Sahara. Những mảnh vỡ thiên thạch của thiên thạch có tên Almahata Sitta này được gọi là "ureilite", một loại đá ngoài hành tinh có tính chất giống kim cương, được cho là những gì còn sót lại của một hành tinh của tên là Ureilite Parent Body – UPB.

    Ureilite Parent Body có nghĩ là Thân thể Đã tạo ra Ureilite. Một bằng chứng khác cho thấy các nhà khoa học đặt tên rất ... chán.

    Những khối kim cương ngoài Trái Đất này tới từ một thế giới đã biến mất từ lâu - Ảnh 1.

    Hành tinh nói trên nằm hoàn toàn trong giả thuyết. Nó đã bị phá hủy nhiều tỉ năm trước trong một vụ va chạm diễn ra ngay tại chính Hệ Mặt Trời này. Những mảnh vỡ của nó văng khắp nơi và thỉnh thoảng rơi xuống Trái Đất.

    Chưa hết, nghiên cứu mới được xuất bản trên Nature vào hôm thứ Ba vừa rồi nêu lên rằng thế giới đã mất kia chẳng bé nhỏ gì cho cam: nó phải có kích cỡ đâu đó giữa Sao Thủy và Sao Hỏa.

    "Cho tới giờ, người ta vẫn đưa ra giả thuyết UPB có kích cỡ từ khoảng 200 km cho tới 1.000 km", tác giả chính của nghiên cứu trên, Farhang Nabiei – một nhà vật lý vật chất tại Thụy Sĩ nói với trang tin Motherboard. "Giờ đây, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hành tinh này còn lớn hơn thế nhiều lắm".

    Những khối kim cương ngoài Trái Đất này tới từ một thế giới đã biến mất từ lâu - Ảnh 2.

    Urelite.

    Nabiei và các đồng nghiệp của mình ước tính viên thiên thạch kia có nguồn gốc từ một hành tinh đường kính 6.000 km, tương đương một nửa đường kính Trái Đất và gần bằng Sao Hỏa (6.779 km). Đội ngũ nghiên cứu có thể tính ra được kích cỡ này nhờ nghiên cứu tỉ mỉ một mẫu thiên thạch có tên Almahata Sitta MS-170, thông qua sử dụng kính hiển vi electron.

    Kĩ thuật này cho phép các nhà khoa học có thể phân tách được cách thành phần hóa học và những cấu trúc nguyên, phân tử của ác khoáng chất bên trong mẫu thiên thạch – mẩu kim cương ngoài Trái Đất này.

    "Thông thường, khi nói tới nghiên cứu hành tinh, bạn sẽ nghĩ tới kĩnh viễn vọng chứ không phải kính hiển vi", giáo sư Nabiei nói. Nhưng bởi những thành phần bên trong mẫu thiên thạch này chỉ có kích cỡ khoảng 50 nanomet, ngắn hơn chiều rộng của sợi tóc con người khoảng 40.000 lần, nên không dùng kính hiển vi thì không thể nghiên cứu nổi.

    Nabiei và các cộng sự tìm ra rằng kích thước hạt của những viên kim cương nano này vẫn quá lớn để mà có thể là sản phẩm của một cú va chạm. Với những nét đặc trưng đó, nó phải được tạo nên bên trong một hành tinh lớn, với áp lực khổng lồ vào khoảng 20 gigapascal.

    Những khối kim cương ngoài Trái Đất này tới từ một thế giới đã biến mất từ lâu - Ảnh 3.

    Sinh viên đại học Khartoum tìm kiếm mảnh vỡ từ thiên thạch Almahata Sitta.

    Hành tinh sản sinh ra loại kim cương này sẽ phải tồn tại trong khoảng 10 triệu năm đầu tiên của Hệ Mặt Trời. Nhưng số phận đã không cho nó tồn tại được đến ngày nay, nó đã vỡ vụn và mảnh vỡ của nó vẫn rải rác đó đây.

    Trái Đất của chúng ta sống sót qua khoảng thời gian này, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng dù sống sót thật, nhưng không phải là không có "vết sẹo" nào: có những nghiên cứu chỉ ra rằng chính Mặt Trăng đã từng là một phần của Trái Đất, bị tách ra khi một hành tinh có kích cỡ cũng giống UPB va chạm với Trái Đất.

    Đây là lần đầu tiên ông Nabiei tiến hành nghiên cứu một mẫu thiên thạch ureilite thực sự, và kết quả đã khiến ông "cực kì nhạc nhiên và thích thú". Đội ngũ do ông đứng đầu sẽ tiếp tục nghiên cứu các mẫu "kim cương ngoài Trái Đất" tương tự khác để có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

    Điều ước tiền rơi vào đầu sẽ có thể thành hiện thực, nếu như một ngày nào đó có một viên kim cương ngoài Trái Đất rơi xuống đầu, thực hiện ước vọng tưởng chừng như viển vông kia.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày