"Quái ngư" ở Trung Quốc: Vừa xuất hiện đã khiến chính quyền tháo hết nước hồ để bắt

    Nguyệt Phạm,  

    Vừa hay tin loài "quái ngư" này xuất hiện ở hồ Vân Thiện, các nhà chức trách huy động nhiều máy bơm đến để hút cạn nước bên dưới.

    "Quái ngư" bất ngờ xuất hiện

    Vào tháng 7 năm 2022, một số người dân đi dạo quanh hồ Vân Thiện, Nhữ Châu, Hà Nam, Trung Quốc đã phát hiện ra một con "quái ngư" bơi lội dưới nước. Họ lập tức dùng điện thoại quay lại cảnh tượng kỳ lạ này. Con vật có cái miệng dài khoảng 70 đến 80 cm.

    Sau khi đoạn video được chia sẻ, cư dân mạng đã nổ ra cuộc tranh cãi lớn. Nhiều người cho rằng loài cá này chưa từng xuất hiện ở Trung Quốc chỉ có thể là từ nước ngoài du nhập.

    "Quái ngư" ở Trung Quốc: Vừa xuất hiện đã khiến chính quyền tháo hết nước hồ để bắt- Ảnh 1.

    Con "quái ngư" có cái miệng dài khoảng 70 đến 80 cm. (Ảnh: Xinhuanet)

    Lý Trường Khán – giáo sư sinh học tại trường đại học Sư phạm Trịnh Châu nhận định rằng con "quái ngư" ở hồ Vân Thiện có thể là cá láng lớn Bắc Mỹ. Ông cũng cho biết, các chuyên gia muốn xác định chính xác con vật là loài cá gì thì cần phải bắt được nó.

    Tuy nhiên, chính quyền xã Nhữ Châu khi biết tin này lập tức huy động một đội trục vớt tìm kiếm suốt 2 ngày nhưng vẫn không bắt được con "quái ngư" này. Cuối cùng, các cơ quan liên quan đã đưa ra quyết định táo bạo là rút cạn nước hồ càng sớm càng tốt. Vì sao họ lại hành động như vậy?

    "Quái ngư" ngoại lai

    Theo dữ liệu về các loài cá, cá láng lớn Bắc Mỹ (tên khoa học Atractosteus spatula) là một loài cá trong họ Lepisosteidae. Chúng là loài lớn nhất họ Cá láng, cũng như một trong những cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ. Cá láng lớn Bắc Mỹ được gọi là "hóa thạch sống" vì chúng còn giữ lại những đặc điểm hình thái học của các tổ tiên cổ xưa, ví dụ như van xoắn tại ruột, đây là một bộ phận thường thấy ở cá mập, giúp chúng có thể thở cả trong nước và không khí.

    "Quái ngư" ở Trung Quốc: Vừa xuất hiện đã khiến chính quyền tháo hết nước hồ để bắt- Ảnh 2.

    Cá láng lớn Bắc Mỹ là một trong những cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ. (Ảnh: Xinhuanet)

    Một con cá láng lớn Bắc Mỹ trưởng thành có thể dài tới 3 m và nặng 140 kg. Chúng thường ăn các loại cá nhỏ,tôm tép,...đến các động vật nhỏ. Cá láng lớn Bắc Mỹ đẻ trứng ở các giá thể, chúng không chăm sóc trứng và có thể ăn trứng.

    Loài cá này có thể thích ứng với các độ mặn khác nhau, từ các hồ nước ngọt, đầm lầy nước lợ, cửa sông và vịnh. Trong gần một nửa thế kỷ, chúng được coi là "cá tạp", hay một "loài phiền toái" có hại cho dân chơi câu cá, và do đó mục tiêu cho việc loại bỏ bởi chính quyền bang và liên bang ở Hoa Kỳ.

    "Quái ngư" ở Trung Quốc: Vừa xuất hiện đã khiến chính quyền tháo hết nước hồ để bắt- Ảnh 3.

    Chính quyền xã Nhữ Châu đã quyết định rút hết nước trong hồ để bắt con "quái ngư". (Ảnh: Xinhuanet)

    Từ xuất xứ của cá láng lớn Bắc Mỹ, ông Lý Trường Khán cho rằng con cá trong hồ Vân Thiện được nuôi làm cảnh nhưng do nó lớn quá nhanh nên hộ gia đình nuôi nó đã thả xuống hồ. Hiện tại, điều khiến ông lo lắng là có bao nhiêu con cá loại này ở dưới hồ. Sở dĩ, chính quyền xã Nhữ Châu phải hành động quyết liệt như vậy là bởi con cá láng lớn Bắc Mỹ này có thể gây ra mối đe dọa lớn cho hệ sinh thái của hồ Vân Thiện.

    Theo các chuyên gia, cá láng lớn Bắc Mỹ có sức chiến đấu cực kỳ mạnh mẽ và các loài động vật nước ngọt khác không thể địch lại nó. Nếu có nhiều hơn một con cá này tiếp tục sống dưới hồ Vân Thiện, sau một thời gian chúng có đủ điều kiện sinh sản chắc chắn sẽ gây ra mối đe dọa cho các sinh vật khác, làm gián đoạn chuỗi thức ăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái nước.

    "Quái ngư" ở Trung Quốc: Vừa xuất hiện đã khiến chính quyền tháo hết nước hồ để bắt- Ảnh 4.

    Các nhà chức trách địa phương lo lắng con cá có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái nước. (Ảnh: Xinhuanet)

    Còn theo ông Kì Lập, quản lý của công viên nơi có hồ Vân Thiện thì nếu không bắt sớm con cá này có thể gây nguy hiểm cho khách tới tham quan. Do đó, các cơ quan quản lý đã nhân thời điểm mùa khô, lắp đặt nhiều máy bơm công suất lớn để hút nước trong hồ và tìm bắt con cá.

    Ông Lý Trường Khán cho biết, nếu bắt được con cá, các nhà khoa học có thể sẽ gửi nó tới các khu thủy cung hoặc sở thú. Ngoài ra, họ cũng có thể chế nó thành mẫu vật để làm giáo cụ giảng dạy về những rủi ro sinh thái do các loài ngoại lai gây ra tại địa phương.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ