Qualcomm bị phạt 774 triệu USD vì hành vi độc quyền chip băng thông rộng tại Đài Loan

    Billvn,  

    Đây cũng không phải là án phạt trăm triệu USD đầu tiên của Qualcomm trong năm nay.

    Ủy ban Thương mại Liên bang Đài Loan (TFTC) tuyên bố sẽ phạt Qualcomm NT số tiền 773 triệu USD vì vi phạm các quy định của luật cạnh tranh trên thị trường băng thông rộng.

    Theo quyết định của TFTC, Qualcomm đã sử dụng các bằng sáng chế thiết yếu của mình cho các công nghệ di động CDMA, WCDMA và LTE nhằm buộc các đối thủ phải đồng ý với các điều khoản hợp đồng khác nhau có ảnh hưởng đến việc tăng giá và duy trì sự thống trị của họ trên thị trường điện thoại di động Trung Quốc.

    TFTC cho biết: “Qualcomm đã từ chối cung cấp chip baseband nếu các nhà sản xuất điện thoại di động không ký hợp đồng uỷ quyền bằng sáng chế. Điều này dẫn đến các thỏa thuận mang đến cho Qualcomm nhiều lợi ích hơn.

    Hơn nữa, Qualcomm đã cung cấp các giao dịch độc quyền cho các khách hàng lớn với các ưu đãi đặc biệt về tiền bản quyền, dẫn đến các đối thủ khác mất đi cơ hội giao dịch hoặc gặp bất lợi trong cạnh tranh.

    Các hành vi này đã làm hỏng sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất chip băng thông rộng. Nó được coi là một cách tiếp cận không công bằng, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, vi phạm mục 9, khoản 1 của Luật Công bằng thương mại”.

    TFTC chỉ ra bản chất "nghiêm trọng" của hành vi vi phạm, đã kéo dài trong bảy năm và Qualcomm đã thu được khoảng 400 tỷ (tiền Đài Loan) trong suốt thời gian đó.

    Cùng với tiền phạt, Qualcomm đã được yêu cầu ngừng các điều khoản trong hợp đồng yêu cầu thông tin nhạy cảm từ các đối thủ cạnh tranh về giá chip, mục tiêu bán hàng, khối lượng bán hàng và các phiên bản sản phẩm; các điều khoản từ chối cung cấp chip cho các nhà sản xuất điện thoại di động; và các điều khoản yêu cầu nhượng bộ kinh doanh độc quyền với các doanh nghiệp cụ thể.

    Qualcomm phải thông báo cho đối thủ cạnh tranh và nhà sản xuất điện thoại của mình trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi, với các hợp đồng ủy quyền bằng sáng chế mới.

    TFTC nói thêm: “Sau khi nhận được quyết định, Qualcomm cần phải đàm phán với các công ty này một cách công bằng”.

    Qualcomm sau đó phải báo cáo với TFTC 6 tháng một lần về các cuộc đàm phán.

    Đáp lại, Qualcomm cho biết sẽ kháng cáo quyết định này tới các tòa án Đài Loan sau khi quyết định chính thức của TFTC được công bố trong vòng vài tuần.

    Thực tế, việc cạnh tranh của Qualcomm trên toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn trong thời gian gần đây. Vào tháng 2 năm 2016, cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc yêu cầu Qualcomm đóng số tiền phạt 975 triệu và hạ thấp phí bản quyền đối với các sáng chế trên thị trường điện thoại di động Trung Quốc để kết thúc cuộc điều tra 14 tháng về thực tiễn cấp bằng sáng chế.

    Vào tháng 12 năm 2016, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (SKFTC) đã phạt Qualcomm cho hành vi tương tự với số tiền 865 triệu USD (Qualcomm tính phí bản quyền dựa trên giá trị thiết bị bán ra chứ không phải từ chipset mà nó sử dụng).

    Năm 2009, SKFTC cũng đã từng phạt Qualcomm một khoảng tiền với hành vi “phân biệt đối xử” cho các bằng sáng chế SEP CDMA của họ.

    Qualcomm cũng đang phải đối mặt cùng các vấn đề pháp lý với Apple. Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) hồi tháng 8 cũng nói rằng họ sẽ tiến hành một cuộc điều tra về việc liệu các thiết bị Apple khác nhau, bao gồm iPhone 7, có vi phạm bằng sáng chế Qualcomm hay không?

    Thông báo này theo sau việc Qualcomm yêu cầu ITC điều tra xem liệu việc nhập khẩu iPhone 7 và các thành phần thiết bị bao gồm modem bộ vi xử lý cơ sở có vi phạm luật thuế năm 1930 hay không, kèm theo đó họ yêu cầu một lệnh cấm nhập iPhone vào Hoa Kỳ do không sử dụng modem của Qualcomm.

    Thực tế, một lệnh cấm như vậy có thể ảnh hưởng đến những chiếc iPhone sử dụng modem của Intel ở Mỹ. Intel cho biết điều này sẽ làm “thiệt hại nghiêm trọng đến các điều kiện cạnh tranh trong nền kinh tế Hoa Kỳ bằng cách tăng cường vị thế của Qualcomm trên thị trường thương mại modem LTE cao cấp” trong khi họ là “đối thủ duy nhất của Qualcomm” trên thị trường này.

    Apple đã khởi kiện chống lại Qualcomm hồi tháng 1, cáo buộc hãng này về việc tính phí bản quyền chip quá cao và giữ lại 1 tỷ USD tiền thanh toán cho đến khi gã khổng lồ bán dẫn thay đổi chính sách.

    Đầu năm nay, một tranh chấp pháp lý với BlackBerry cũng khiến Qualcomm phải chi trả 940 triệu USD để bù đắp khoản phí bản quyền từ năm 2010 đến năm 2015.

    Hồi tháng 4 vừa qua, Qualcomm cho biết doanh thu của họ đã giảm 974 triệu USD do phải trả số tiền ban đầu cho BlackBerry là 814,9 triệu USD.

    Tham khảo: ZDNet

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ