Quy mô khổng lồ của "nền cộng hòa Samsung" trong lòng Đại Hàn dân quốc, điều hành bởi gia tộc họ Lee

    Le Min Kop,  

    Samsung không chỉ đơn thuần là một tập đoàn tại Hàn Quốc, họ giống như một vương triều mang tầm ảnh hưởng rộng lớn ở "xứ sở Kim chi".

    Năm 1938 khi Hàn Quốc vẫn còn nằm dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản, Lee Byung-Chull đã mở một công ty thương mại lấy tên là Samsung mang nghĩa “ba ngôi sao” tại thành phố phía nam Daegu. Nó gồm một nhà máy sản xuất mì sợi và hệ thống vận tải chuyên chở thực phẩm, cá ra thị trường.

     Forbes gọi đây là Nền cộng hòa Samsung trong lòng Hàn Quốc

    Forbes gọi đây là "Nền cộng hòa Samsung" trong lòng Hàn Quốc

    Sau sự ra đi của người Nhật, Samsung đã có cơ hội vươn lên mạnh mẽ. Năm 1987, nhà sáng lập Lee Byung-Chull qua đời, người con trai thứ ba Lee Kun-Hee thay cha lên nắm quyền đế chế điện tử, đóng tàu, xây dựng và tài chính. Các mảng kinh doanh cốt lõi được tách ra thành những thực thể độc lập, một phần nằm dưới sự quản lý của hai anh trai Kun-Hee, hai chị gái và một anh rể.

    Người anh rể Hong Seok-Hyun nhanh chóng gây sức ảnh hưởng trong đế chế Samsung nhờ mối quan hệ của cha mình (Hong Jin-Ki ) với Lee Byung-Chull. Cha ông từng là bộ trưởng dưới quyền tổng thống Hàn Quốc đầu tiên của Syngman Rhee. Khi thành lập tờ báo JoongAng Ilbo, Lee Byung-Chull đã đề nghị Hong Jin-Ki về điều hành tòa soạn. Ông Hong cũng chính là người đã “làm mai” cho Lee Kun-Hee với cô con gái Ra-Hee (chị gái của Seok-Hyun).

     Gia phả nhà họ Lee

    Gia phả nhà họ Lee

    Giờ đây, khi thế hệ thứ ba ngày càng tăng lên, đế chế Samsung cũng “phình to”với 62 công ty, 16 trong số đó đã được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán hàn Quốc và chiếm 25% giá trị vốn hóa thị trường của sàn, dẫn đầu là Samsung Electronics với 20%.

    Nhờ thành công vượt trội từ Galaxy Note8 và mảng công nghệ bán dẫn, tổng doanh thu quý III của Electronics đạt 55 tỷ USD, tăng 29,7% so với năm ngoái. Lợi nhuận quý đạt 12,8 tỷ USD, tăng tới 179% so với cùng kỳ. Trong khi lợi nhuận ròng đạt 9,87 tỷ USD, cổ phiếu công ty cũng chạm mốc kỷ lục.

    Tiếp nối thành công

    Tổng doanh thu Samsung Electronics năm ngoái đạt gần 180 tỷ USD trong tổng số 249 tỷ USD của Tập đoàn cộng thêm 42 tỷ USD từ các công ty thành viên gồm CJ, Hansol, Shinsegae và JoongAng Media.

    Theo Chung Sun-Sup, CEO công ty nghiên cứu Chaebul.com thì doanh thu của Samsung chiếm 29% GDP Hàn Quốc và đế chế này tiếp tục phát triển bất kể việc chủ tịch Lee Kun-Hee phải nhập viện năm 2014 sau cơn đau tim. Con trai của ông, Phó chủ tịch Lee Jae Yong đã bị bắt trong vụ bê bối của cựu tổng thống Park Geun-Hye với án phạt 5 năm tù do tội hối lộ.

    Rõ ràng, những biến cố đó không ảnh hưởng tới Samsung Electronics. Lee Byung-Chull thành lập Samsung Industries năm 1969 chuyên sản xuất TV và thiết bị gia dụng. Sau đó khi nhìn thấy “mỏ vàng” từ lĩnh vực chất bán dẫn, ông đã thành lập một công ty bán dẫn ở thời điểm mảng kinh doanh này đang ở buổi sơ khai những năm 1980. Sau khi người cha qua đời, Kun-Hee đã sát nhập hai công ty thành Samsung Electronics năm 1988.

    Bất chấp biến cố xảy ra với thế hệ lãnh đạo thứ hai và thứ ba, Samsung vẫn tiếp tục phát triển
    Bất chấp biến cố xảy ra với thế hệ lãnh đạo thứ hai và thứ ba, Samsung vẫn tiếp tục phát triển

    Geoffrey Cain, tác giả viết cuốn sách về đế chế này chia sẻ: “Lee là bậc thầy đưa ra những quyết định khôn ngoan, kỹ lưỡng và đầy thận trọng”. Ông bị ung thư phổi giữa lúc tiến hành chiến dịch tham gia vào ngành bán dẫn năm 1983 được đánh giá là “rất mạo hiểm”. “Quyết định đó đã thành công. Nó trở thành điểm tựa để tập đoàn tạo nên Nền Cộng hòa Samsung trong lòng Hàn Quốc”, Cain viết.

    Liệu di sản của Lee Byung-Chull có tiếp tục phát triển hay không? Nói đúng hơn, người ta đang đặt dấu hỏi về khả năng Lee Jae-Yong kiểm soát đế chế tỷ đô sau song sắt.

    Thậm chí, Kim Jong-Bo, thành viên của tổ chức phi lợi nhuận Lawyers for a Democratic Society còn phải thốt lên: “Họ là cả một vương triều”. Ông cũng đưa ra lời kêu gọi cải tổ hệ thống chaebol. “Sẽ có giới hạn nhất định để giữ quyền kiểm soát của Samsung Electronics”, Kim Jong-Bo lo ngại.

    Vụ sát nhập của Samsung C&T và Cheil Industries trở thành tâm điểm trong vụ án “lạm quyền” nhắm tới cựu Tổng thống họ Park và bỏ tù Phó Chủ tịch Lee Jae-Yong.

    Cheil được thành lập năm 1954 với tư cách là một công ty dệt và không liên quan đến Cheil Jedang, đã sát nhập với Samsung C&T. Giới chuyên gia nhận định thương vụ này nhằm cũng cố quyền lực cho Phó Chủ tịch Lee Jae-Yong trong việc kiểm soát Tập đoàn Samsung. Nhưng Tòa án lại ra phán quyết vụ sát nhập là dựa trên lợi ích tăng trưởng của cả hai thay vì “chiêu trò” để tăng quyền cho người kế vị nhà họ Lee.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ