Rất hiếm khi thấy Apple chỉ trích công ty khác, nhưng tại sao lần này Tim Cook lại lên tiếng với Facebook?

    Lê Hoàng,  

    Apple vốn là một công ty hiếm khi lên tiếng chỉ trích kẻ khác một cách trực tiếp và gay gắt. Tại sao Facebook lại là ngoại lệ?

    Nếu nói về cách "đối nhân xử thế" của Apple thời Tim Cook thì bạn chắc chắn sẽ nhận ra một điểm đặc biệt: hãng smartphone số 1 thế giới về lợi nhuận hiếm khi công kích các đối thủ, ngay cả khi được tạo điều kiện thuận lợi nhất. Dù là các thảm họa bảo mật của Google, sự cố pin của Samsung hay các vấn đề tản nhiệt của Qualcomm, Apple đều im lặng.

    Ấy vậy nhưng trong cơn bão dư luận quanh vấn đề Facebook bán dữ liệu trái phép gây ảnh hưởng đến bầu cử tổng thống Mỹ, Tim Cook bất ngờ lại lên tiếng. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày thứ 7 vừa qua, vị CEO của Apple nhận định rằng việc thu thập dữ liệu người dùng của Facebook không nên tồn tại:

    "Tôi nghĩ rằng vụ việc này đủ tồi tệ và đủ lớn để thấy rằng cần có những quy định hoàn thiện hơn. Theo quan điểm của tôi, không nên tồn tại các phương thức cho phép bất cứ ai biết có thể những gì bạn lướt web, những ai bạn liên hệ, danh bạ của bạn, những thứ bạn thích và thông thích và những thông tin nhạy cảm khác trong cuộc sống của bạn trong nhiều năm".

    Một Apple điềm tĩnh

    Apple vốn ít khi công kích đối thủ, nếu có thì cũng ý nhị, nhẹ nhàng chứ không gọi thẳng tên và cũng không công kích người dùng.
    Apple vốn ít khi công kích đối thủ, nếu có thì cũng ý nhị, nhẹ nhàng chứ không gọi thẳng tên và cũng không công kích người dùng.

    Tuyên bố của vị CEO Apple có lẽ sẽ gây khó hiểu. Một Apple luôn điềm tĩnh trước những mẩu quảng cáo chua cay của đối thủ tại sao bỗng dưng lại thẳng thừng chỉ trích một công ty vốn chẳng hề liên quan đến mình? Apple sống bằng phần cứng, còn Facebook là mạng xã hội chứ đâu phải đối thủ cạnh tranh trực diện của Apple?

    Câu trả lời sẽ bao gồm 2 khía cạnh. Đầu tiên, việc Tim Cook nói riêng và Apple không bao giờ công kích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là có lý do: trong tầm nhìn của Apple, người dùng chỉ cần biết đến duy nhất Apple mà thôi. Apple thuộc về một đẳng cấp riêng biệt và không cần cạnh tranh bằng cách "troll" nhau: nếu "đá đểu" tới Samsung hay Huawei, Apple sẽ vô tình "hạ cấp" hình ảnh của mình xuống ngang bằng các đối thủ cạnh tranh.

    Thay vì tập trung marketing theo hướng mỉa mai, Apple có thể tập trung tạo ra các chiến dịch marketing để giữ cho iFan tiếp tục say mê với sản phẩm Táo. Mẩu quảng cáo mới nhất dành cho HomePod là ví dụ điển hình.

    Một Tim Cook quá khôn ngoan

    Thảm họa lớn nhất lịch sử Facebook cũng là cơ hội tốt để tập trung mổ xẻ quyền riêng tư và an toàn dữ liệu.
    "Thảm họa" lớn nhất lịch sử Facebook cũng là cơ hội tốt để tập trung mổ xẻ quyền riêng tư và an toàn dữ liệu.

    Thế nhưng, vụ việc của Facebook lại là một cơ hội tốt cho Apple. Đây là vụ việc có tính chất cực kỳ nghiêm trọng, nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng toàn cầu lẫn các cơ quan chính phủ và cả các nhãn hàng – nguồn sống của Facebook. CEO Mark Zuckerberg thậm chí đã phải mua hàng loạt... quảng cáo trên báo giấy để xin lỗi người dùng.

    Đây chính là khía cạnh thứ hai. Trong một vụ việc tầm cỡ như scandal của Facebook, sớm hay muộn người ta cũng sẽ liên tưởng đến đối thủ lớn nhất của Apple trong mảng hệ điều hành. Mới gần đây, Thượng Viện Mỹ đã bộc lộ mong muốn đưa cả Google và Twitter vào tầm ngắm trong scandal quyền riêng tư: CEO của 2 công ty này đã nhận được giấy triệu tập từ một ủy ban do thượng nghị sĩ Chuck Grassley đứng đầu.

    Hoặc, những ngày vừa qua, các trang báo đã liên tục "đổ thêm dầu vào lửa" bằng cách phanh phui hành vi thu thập dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn trên Android của Facebook. Hành vi này không hề xảy ra trên iOS.

     Không sớm thì muộn, báo giới và người dùng cũng sẽ từ Facebook luận đến đối thủ lớn nhất của Apple trên mảng smartphone.

    Không sớm thì muộn, báo giới và người dùng cũng sẽ từ Facebook "luận" đến đối thủ lớn nhất của Apple trên mảng smartphone.

    Đây rõ ràng là một cơ hội tốt để Apple củng cố hình ảnh. Kể cả nếu muốn, Facebook cũng không thể âm thầm thu thập dữ liệu từ ứng dụng iOS theo cách đã làm trên Android, bởi đơn giản là cơ chế iOS không cho phép như vậy. Và, trong suốt hàng năm trời, Apple đã liên tục cam kết sẽ không dùng dữ liệu riêng tư của người dùng cho mục đích quảng cáo hay bán cho các bên thứ ba.

    Khác với Facebook, Apple không sống bằng dữ liệu riêng tư. Nhưng Google thì lại giống với Facebook: Google sống bằng cách bán dữ liệu riêng tư của người dùng cho các nhà quảng cáo. Cả hệ điều hành Android sinh ra cũng chỉ vì mục đích này.

     Nhắc đến những ai bạn liên hệ, những thứ bạn thích và thông thích và những thông tin nhạy cảm khác trong cuộc sống của bạn chính là một cách đá xéo Google.

    Nhắc đến "những ai bạn liên hệ, những thứ bạn thích và thông thích và những thông tin nhạy cảm khác trong cuộc sống của bạn" chính là một cách "đá xéo" Google.

    Bằng cách "đá đểu" Facebook, Tim Cook đã có thêm một cơ hội để làm rõ sự tương phản giữa Android và iOS. Đối tượng người dùng iPhone nhìn chung có thu nhập cao hơn người dùng Android (thể hiện qua lợi nhuận thu về từ 2 chợ ứng dụng App Store và Google Play) và do đó cũng có xác suất quan tâm đến quyền riêng tư lớn hơn. Scandal khủng khiếp của Facebook chính là khoảnh khắc tốt nhất để tập trung mổ xẻ vấn đề quyền riêng tư – hiển nhiên, đây cũng chính là lúc Apple nên gợi nhắc tới lợi thế của mình trước đối thủ Google.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ