"Samsung đừng nên chạy theo Apple mà bỏ cổng tai nghe"

    NPQM,  

    Đừng vì mờ mắt chạy theo xu thế mà rước họa vào thân...

    *Theo lời Nilay Patel

    Gần đây cộng đồng công nghệ đã rộ lên tin đồn Galaxy S8 kế nhiệm của Samsung sẽ loại bỏ cổng cắm headphone truyền thống, cũng giống như việc Apple đã làm tương tự trên chiếc iPhone 7 cao cấp của mình (ngoài ra công ty còn được cho là sẽ ra mắt thiết kế S8 không viền màn hình đồng thời ẩn phím Home vật lý - gần giống y hệt với những thông tin tiết lộ liên quan đến iPhone thế hệ iPhone tiếp theo). Thực sự thì Samsung có vẻ như đang bắt chước hoàn toàn những gì khởi xướng bởi Apple.

    Dù sao thì việc Samsung làm vậy cũng khá khôn ngoan khi trước đó iPhone đã tiên phong trong sự thay đổi đó và hứng chịu rất nhiều những ý kiến trái chiều mà hầu hết là tiêu cực từ dư luận, nên lần này kể cả có còn tiếp diễn thì chắc chắn mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều cho Samsung, nhất là trong thời điểm công ty vừa kịp phục hồi từ sự cố rủi ro vì Note 7. Dưới đây là những nhận định của blogger công nghệ nổi tiếng John Gruber:

    "Samsung sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề như những gì mà Apple đối mặt trước đó khi đi đầu trong phong trào thiết kế "can đảm" theo như phương châm của công ty này."

    Nếu bạn không biết thì doanh số bán ra của iPhone 7 thực ra lại đang tiến triển tích cực ngay cả khi có nhiều "gạch đá" về việc họ bỏ jack cắm headphone truyền thống. Xét cho cùng, người dùng không cảm thấy đó là một thiếu sót đáng kể lắm, và vẫn bị hấp dẫn bởi sản phẩm của Apple. Samsung nhận ra điều đó và học tập xu thế, chuyển đổi sang sử dụng phương thức và loại hình truyền tải dữ liệu âm thanh kỹ thuật số - không có gì là khó hiểu ở đây cả.

    Dù vậy, mọi chuyện dường như không thực sự đơn giản và dễ dàng như bạn tưởng.

    Có một vài lý do chắc nịch ủng hộ ý kiến cho rằng việc bỏ cổng cắm headphone thông thường là ngớ ngẩn và có tác động tiêu cực tới tiềm năng phát triển khách hàng, chẳng hạn như: "Âm thanh kỹ thuật số có nhiều hạn chế nhất định. Kết nối không dây cũng chưa hoàn toàn tối ưu. Lựa chọn thêm cổng chuyển đổi là cả một cực hình. Các tiêu chuẩn truy cập kết nối giao thoa giữa các nền tảng âm thanh bị xáo trộn."

    Vài tháng đã trôi qua kể từ khi chiếc iPhone 7 đầu tiên được bán ra, và toàn bộ những nhân tố kể trên đều đúng so với thực tế. Một điều dễ thấy là nếu Samsung thật sự quyết định đi theo con đường đó, những rủi ro theo sau sẽ khó kiểm soát hơn vì hệ sinh thái phụ kiện hỗ trợ của Android/Samsung không chặt chẽ và thống nhất như iOS/Apple.

    Nhìn chung, VỀ CƠ BẢN: Việc loại bỏ jack headphone 3,5mm không nhất thiết đồng nghĩa với tình trạng tụt giảm doanh số, nhưng chắc chắn sẽ gây ra không ít phiền toái cho người dùng khi bỗng nhiên phải bỏ ra thêm một số tiền nào đó chỉ để... có lại khả năng sử dụng những tiêu chuẩn chức năng cổ điển từ trước đó. Điều này vô tình lại tăng giá thành phục vụ nhu cầu sở hữu thiết bị lên. Nói cách khác, chúng ta đang biến một thứ đơn giản, phổ thông và khái quát trở nên bị giới hạn và phức tạp, trong khi chẳng có lợi ích rõ ràng nào được vạch ra cụ thể đi kèm với bước thay đổi đó.

    (Một trường hợp cũng cần cân nhắc là giao thức USB-C tốc độ cao lại được coi là sự cải tiến đột phá và có nhiều tác động tích cực cho hiện tại và mai sau, dù ban đầu một bộ phận người dùng vẫn chưa kịp thích nghi với sự hiện diện của nó.)


    Sau đây là danh sách những vấn đề được thống kê từ tháng 6 tới nay, liên quan đến bước cách tân trong thiết kế này:

    Âm thanh kỹ thuật số nâng tầm chất lượng ổn định của loa và tai nghe không dây cũng như tác động của DRM (Quản lý Bản quyền Kỹ thuật số), nhưng không hẳn là đột phá:

    Vấn đề cốt lõi của DRM không đi liền với ý định xấu hay tốt, mà là việc nó hạn chế quyền tự do của mỗi người mỗi khi cần truy cập và sử dụng nội dung mà chúng ta vốn có quyền được hưởng, bằng cách "đánh thuế" hành động và ý muốn đó. Điều này đã được thể hiện của việc nếu muốn kết nối các thiết bị truyền tải âm thanh có giao thức tiêu chuẩn vào một chiếc điện thoại không có cổng cắm hỗ trợ, bạn bắt buộc phải bỏ thêm tiền mua cổng chuyển đổi.

    Mặt khác, nếu xác định ban đầu về một trải nghiệm toàn diện với thiết bị định mua không có jack cắm headphone mà là cổng Lightning hay USB-C, bạn cũng sẽ cảm thấy gò bó vì ngoài hệ sinh thái của riêng nhà sản xuất cung cấp thì gần như toàn bộ thị trường thiết bị khác đều không có giao thức mặc định tương thích với phụ kiện mà mình sở hữu. Chuyển sang kết nối không dây thì sao? Vẫn đầy những nhược điểm khó chịu. Thậm chí chỉ có sản phẩm tai nghe Bluetooth của Apple hoặc Beats là hỗ trợ tốt nhất với chip âm thanh W1 cho thiết bị di động đó, quy cho cùng vẫn là độc quyền sở hữu và sản xuất bởi Apple mà thôi.

    Trên đây là bảng thu thập thông tin về các loại "thuế" của Apple để có thể dễ hình dung:

    Trong 4 cách thức kết nối một thiết bị âm thanh cho iPhone, Apple áp dụng chính sách cho tận 3 trong số đó (bang trên). Đối với USB-C (bảng dưới), bạn ít nhất vẫn phải chịu ảnh hưởng từ quyết định tương tự, trong khi việc bỏ cổng headphone truyền thống cũng không mang lại nhiều cải tiến vượt trội, vì sản phẩm cao cấp của Samsung vốn đã chống nước và mỏng rồi, không cần bỏ jack 3,5mm để mỏng hơn một cách thái quá nữa.

    Nếu đây được coi là một trong những nỗ lực thúc đẩy mọi người tiến đến sử dụng phương thức không dây phổ biến trong tương lai gần, thì có lẽ việc đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng vận hành Bluetooth là hơn cả. Được biết, Bluetooth 5 vừa ra mắt mới đây, nhưng hiển nhiên chúng ta phải đợi thêm vài tháng nữa trước khi nó được tích hợp dần lên các thiết bị trên thị trường. Đến Apple cũng đang ngần ngại chưa chính thức phát hành AirPods. Thúc đẩy áp dụng cái mới là tốt, nhưng nếu cái giá phải trả là bỏ đi những thứ vốn đang hoạt động tốt và không có vấn đề gì phải thay thế thì quả thực không sáng suốt một chút nào.

    Nỗi ác mộng mang tên "Cổng chuyển đổi", thậm chí là cổng chuyển đổi nhân đôi, nhân ba...:

    Bức ảnh dưới đây của biên tập viên Dan Frommer làm việc cho Recode đã diễn tả thực trạng của anh khi cố gắng sạc iPhone 7 từ chính chiếc MacBook của Apple trong khi phải trả lời một cuộc gọi cùng lúc.

    Đây cũng sẽ là viễn cảnh tương tự đối với một chiếc điện thoại Android chỉ có duy nhất cổng USB-C là giao thức kết nối. Đặc biệt là thời lượng pin trên thiết bị Android có vẻ kéo dài ít hơn một chút so với thông thường kể cả khi có kích cỡ pin như nhau, cho nên vấn đề này sẽ xảy ra thường xuyên hơn cho người dùng.

    Loại bỏ tiêu chuẩn thiết kế lâu đời sẽ tác động đến tính phổ biến cộng đồng và tự biến những sản phẩm tai nghe Android và iPhone tách biệt so với thị trường đa dạng còn lại:

    Đây lại là một khía cạnh khó nói nữa nếu không muốn nhận xét là hơi tự mãn và ngớ ngẩn. Liệu các cơ sở giáo dục sẽ còn phải bỏ ra bao nhiêu để mua thêm những thiết bị âm thanh độc quyền hay hàng tá các cổng chuyển đổi khác nữa nếu họ vốn đã quen sử dụng công nghệ chạy trên iOS và Android? Nếu tính đến quyền lợi của những người gặp vấn đề về khả năng thính giác, liệu các nhà sản xuất có chủ động hỗ trợ họ tốt nhất thay vì tăng giá tiền lên hay không? Còn vấn đề nào nữa cần giải quyết?

    Xét cho cùng, những thứ phải đánh đổi khi quyết định bỏ cổng headphone là vô cùng rõ ràng và có thể nhận thấy ngay trước mắt. Ai là người chịu thiệt về tài chính, ai là người được lợi cũng đã rõ. Chỉ có những lợi ích là chưa thấy đâu nêu lên cụ thể và chi tiết cả.

    Những góc nhìn trên đây cũng từng được đưa ra ngay trước thềm sự kiện Apple chính thức thông báo về sự cách tân thiết kế của họ trên iPhone 7, nhưng cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời thích đáng nào đủ thỏa mãn cộng đồng người dùng khi nói đến tác dụng của việc thay thế jack cắm headphone bằng cổng Lightning độc nhất. Mong là Samsung sẽ không khiến fan hâm mộ của họ phải thất vọng như vậy, dù cơ hội tạo ra sự khác biệt cũng khá mong manh.

    Tiện đây thì nếu lựa chọn đó của Samsung là sự thật, có lẽ lập nên một công ty chuyên sản xuất cổng chuyển đổi sẽ là một bước đi đúng đắn cho kỷ nguyên công nghệ tới đây của thế giới.

    Theo TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ