Sếp Foxconn khuyên các công ty tư nhân đừng sợ chiến tranh thương mại mà hãy góp phần cân bằng thương mại Mỹ-Trung

    Thiên Long,  

    Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tích cực trả đũa nhau bằng cách đánh thuế vào nhiều mặt hàng, bao gồm thiết bị điện tử, chính các công ty tư nhân như Foxconn phải là người tiên phong làm cân bằng lại cán cân thương mại.

    Chủ tịch tập đoàn Foxconn, ông Terry Guo đã kêu gọi các doanh nghiệp cần đóng vai trò cân bằng cán cân thương mại Mỹ-Trung. Cụ thể, Foxconn sẽ bắt đầu nhập khẩu nhiều sản phẩm chất lượng hơn sang Trung Quốc.

    Sếp Foxconn khuyên các công ty tư nhân đừng sợ chiến tranh thương mại mà hãy góp phần cân bằng thương mại Mỹ-Trung - Ảnh 1.

    Trong hơn 30 năm qua, Foxconn đã đóng góp không hề nhỏ cho nền kinh tế của Trung Quốc. Công ty chiếm tới 3,9% giá trị xuất khẩu chung của cả Trung Quốc trong năm 2017 và 3,6% giá trị nhập khẩu.

    Trong một bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh CEO hai bờ eo biển Đài Loan, Guo khẳng định sự mất cân bằng cán cân thương mại không hoàn toàn có lỗi của chính phủ vì khu vực tư nhân hoàn toàn có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng.

    Ông khẳng định, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý dừng mọi biện pháp trừng phạt trong vòng 90 ngày để thực hiện các cuộc đàm phán. Tuy nhiên Guo tin rằng, Mỹ khó có thể nhượng bộ Bắc Kinh và từ bỏ chiến lược cứng rắn với Trung Quốc.

    Điều này có nghĩa rằng, căng thẳng Mỹ-Trung có thể sẽ kéo dài 5-10 năm tới. Hệ quả là quá trình toàn cầu hóa sẽ nhường chỗ cho sự phân cực do Mỹ và Trung Quốc tạo ra.

    Sếp Foxconn khuyên các công ty tư nhân đừng sợ chiến tranh thương mại mà hãy góp phần cân bằng thương mại Mỹ-Trung - Ảnh 2.

    Guo khẳng định khi những công nghệ mới nổi như big data được áp dụng trong các ngành công nghiệp truyền thống, kiến thức công nghệ sẽ trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

    Trong khi đó, tự động hóa đang dần thay thế lao động tay chân truyền thống, đồng thời máy tính cũng sẽ sớm thay thế bộ não của con người. Tới một lúc nào đó, AI hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình đưa ra quyết định quản lý cùng với chúng ta.

    Nền kinh tế ảo và thực tại sẽ sớm hợp nhất và giúp tạo thành một khối thống nhất trong các doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ giúp các chuỗi cung ứng trên toàn cầu có cơ hội tự tái cấu trúc.

    Tất nhiên sự thay đổi này sẽ khiến các nhà sản xuất Đài Loan phải đối mặt với những thách thức lớn khi phải học cách thích nghi nhanh và điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với hệ sinh thái mới, nhanh chóng tạo ra các công nghệ sáng tạo và sớm triển khai chúng trên quy mô toàn cầu.

    Tham khảo Digitimes

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ