Sony cuối cùng đã chịu thay đổi ngôn ngữ thiết kế smartphone, nhưng chẳng ai thèm quan tâm

    Tấn Minh,  

    Chiếc Xperia XZ2 mà họ mới ra mắt nhiều khả năng sẽ đạt danh hiệu "điện thoại tốt nhất không ai muốn mua" của năm 2018.

    Sony chưa từng được xem là một ông lớn khi xét về doanh số từ smartphone. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa hãng không tạo ra được những chiếc điện thoại thú vị; cứ thử hỏi bất kỳ ai có hoặc đã từng có một chiếc điện thoại Sony, bạn sẽ nhận được những câu trả lời giống nhau: thiết kế bền bỉ, các tính năng camera độc đáo (dù bản thân camera lại có chất lượng không thuộc hàng đỉnh), và màn hình LCD sắc nét đến không ngờ kể cả trên các thiết bị cao cấp lẫn trung cấp.  Ngày nay, bất kỳ công ty nào cũng gặp những khó khăn nhất định khi cạnh tranh trên thị trường di động, và không như việc bán TV hay máy chơi game, Sony phải thay đổi để thích ứng với xu hướng. Thế nhưng, khi họ đã thực hiện điều đó, lại chẳng có ai để ý hoặc quan tâm.

    Chúng ta đang nói về dòng sản phẩn Xperia XZ2 mới nhất của hãng. Sony đã loại bỏ một vài thứ không còn hấp dẫn khỏi danh sách và nghĩ ra một phong cách thiết kế mới cho dòng sản phẩm flagship này. Họ giữ lại những thứ đã tạo nên tên tuổi, như những chiêu trò thú vị trên camera, và một tấm nền HDR LCD sắc nét; đồng thời đi theo xu hướng ngày nay như: màn hình 18:9, không viền hai bên màn hình, cảm biến vân tay ở mặt lưng, và các loa đặt mặt trước. Đó là một nước đi thông minh, nhưng có lẽ đã quá muộn bởi Sony không phải là công ty duy nhất muốn đả bại Samsung và chiếm lấy một phần nhỏ doanh số của họ.

    Sony cuối cùng đã chịu thay đổi ngôn ngữ thiết kế smartphone, nhưng chẳng ai thèm quan tâm - Ảnh 1.

    Những thay đổi của Sony là bước đi đúng đắn để tăng doanh số, nhưng hãng lại thực hiện một cách dang dở và không cho người dùng một lý do để yêu sản phẩm mới

    Mọi người đều có một công ty yêu thích trên thị trường điện thoại. Tôi là một fan của Apple, dù chẳng phải là thể loại fan "cuồng", nhưng sẽ luôn ưu ái các sản phẩm của Táo khuyết nếu cần lựa chọn. Một trong số những lý do khiến bạn thích một công ty là bởi sự ảnh hưởng từ đâu đó bên trong tâm trí bạn. Đó có thể là một đoạn quảng cáo, hay những lời có cánh từ bạn bè, hay thậm chí là một bài viết trên GenK chẳng hạn. Một thứ gì đó, một nơi nào đó, đã khiến mỗi người trong chúng ta quyết định đi đến cùng với thương hiệu ưa thích của mình. Vấn đề của Sony là chẳng có ai hoặc chẳng có gì có thể gây ảnh hưởng lên bất kỳ ai trong chúng ta theo hướng tích cực, ít nhất là không đủ để khiến mọi người đổ xô đi mua điện thoại của hãng.

    Sony biết mọi vấn đề và còn biết rằng họ tốt hơn nhiều công ty khác. Bạn có thể có hàng tá lý do để giải thích cho sự thành công của PlayStation 3 hay 4 - vốn có doanh số cao hơn mọi máy chơi game khác có cấu hình còn cao hơn và một mạng lưới trực tuyến cực mạnh; nhưng sự thành công này đều theo kiểu "vòng tròn": chúng có những yếu tố độc quyền hấp dẫn hơn vì chúng thành công rộng rãi, và chúng thành công rộng rãi vì chính bản thân lại có những yếu tố độc quyền hấp dẫn hơn.

    Khi bạn "chạy" hết một "vòng" đó, bạn sẽ nhận ra rằng PlayStation 3 và 4 thành công rực rỡ vì chúng ta muốn chúng hơn chúng ta muốn một chiếc máy chơi game từ Microsoft. Sony làm mọi thứ họ có thể để khiến chúng ta muốn mua PlayStation và bỏ tiền ra mua chúng, sau đó tiếp tục mua một bản cập nhật nhỏ hơn và... tệ hơn một lần nữa.

    Sony cuối cùng đã chịu thay đổi ngôn ngữ thiết kế smartphone, nhưng chẳng ai thèm quan tâm - Ảnh 2.

    Hoá ra bán điện thoại khác hẳn bán PlayStation

    Sony chẳng hề làm như vậy với mảng smartphone, và chẳng ai biết lý do vì sao. Người ta từng nghĩ có thể Sony hài lòng với sự hiện diện bền vững của mình tại thị trường châu Âu và Nhật Bản, Nhưng những con số tại đó đang ngày một sụt giảm vì các công ty như Huawei và nỗ lực của Samsung và Apple đánh vào thị trường này và "nuốt chửng" mọi thứ như họ đã làm tại Mỹ. 

    Người hâm mộ chẳng biết chuyện gì đã xảy ra với phong cách quản lý hàng tỷ USD của Sony, chỉ biết rằng Sony không quan tâm đến việc bán điện thoại và cũng chẳng hiểu được làm thế nào để cạnh tranh với Samsung hay các hãng nhỏ hơn.

    Sony hiện đang đi theo đúng xu hướng của thị trường, dù họ đã trễ mất một năm. Đây là một điều tốt, và hầu hết những khách hàng có khả năng sẽ mua điện thoại Sony sẽ chấp nhận những thay đổi của hãng. Sony còn quyết định vẫn sử dụng một màn hình LCD độ phân giải thấp, nhằm giúp chế độ HDR tuyệt vời của hãng có thể mang lại trải nghiệm như trước đây những khách hàng Sony từng thấy. Không từ bỏ điều mà bạn làm tốt hơn mọi người chỉ để trở nên giống mọi người, và Sony sẽ không bao giờ có thể tạo ra những màn hình AMOLED độ phân giải cao tốt như Samsung có thể làm.

    Nhưng những thay đổi đó sẽ chẳng làm nên sự khác biệt, và Sony sẽ không kiếm được lợi nhuận từ mảng điện thoại nhờ những thay đổi này trừ khi chúng có thể khiến chúng ta muốn một chiếc Xperia mới.

    Có lẽ Sony vui với tình hình hiện tại của mảng smartphone, và vậy là đủ rồi.

    Liệu Sony có đột phá và bán được 50 triệu chiếc Xperia XZ2 hay không? Rõ ràng, chúng ta cần thêm nhiều các công ty tạo ra các sản phẩm và đấu tranh để thu được tiền của người dùng, như Sony - hãng đã và đang mang đến những điều tuyệt vời cho thị trường di động.

    Tham khảo: AndroidCentral

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ