"Tai nạn dịch thuật" của Apple tại Trung Quốc: iPhone 7 được hiểu thành "cái ấy"

    Nguyễn Hải,  

    Tai nạn này rõ ràng không phải một cách hay để tiếp thị cho chiếc iPhone mới tại thị trường này.

    Một trong những sai lầm của các công ty quốc tế khi tiếp thị sản phẩm là họ thường không xem xét đến bản dịch cho slogan mới của mình bằng những thứ tiếng khác. Đây là một thách thức lớn đối với Apple ở Trung Quốc, một trong những thị trường hàng đầu của họ. Các slogan cho chiếc iPhone mới của họ - từ “This changes everything. Again” tới “Bigger than bigger” và “This is 7” – thậm chí còn quá tầm thường nếu được dịch sang tiếng Trung Quốc thay vì tiếng Anh.

    Khi gã khổng lồ công nghệ người Mỹ ra mắt bộ đôi iPhone 7 và iPhone 7 Plus trong tuần này, những người hâm mộ Apple tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Đài Loan đã nhận ra rằng khẩu hiệu “This is 7” thực sự rất khác khi dịch sang tiếng Trung Quốc.

     3 bản dịch khẩu hiệu của Apple sang tiếng Trung trên website của công ty tại Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan (từ trái sang phải).

    3 bản dịch khẩu hiệu của Apple sang tiếng Trung trên website của công ty tại Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan (từ trái sang phải).

    Trang Quartz đã dịch ngược chúng về tiếng Anh, và dưới đây là nghĩa đen của chúng:

    - Trung Quốc: 7, là ở đây.

    - Đài Loan: Chính xác là 7.

    - Hong Kong: Đây, chính xác là iPhone 7.

    Câu “This is 7” (這是7) nghe có vẻ như khá vô nghĩa trong tiếng Trung. Bản dịch cho thị trường Trung Quốc đã thay đổi trật tự từ để làm nó ít thông tục hơn, trong khi bản dịch cho thị trường Đài Loan lại bổ sung thêm chữ “就,” có nghĩa là một cách chính xác hay hoàn toàn đúng, nhằm làm câu khẩu hiệu nghe có vẻ mạnh mẽ, khẳng định hơn. Trong khi đó, câu khẩu hiệu cho thị trường Hong Kong, có vẻ dài dòng, không thể hiện được sự đơn giản như trong phiên bản bằng tiếng Anh.

    Đây là lý do tại sao chúng lại khác nhau: người Hong Kong nói tiếng Quảng Đông, trong khi người đại lục và người Đài Loan nói tiếng Quan Thoại. Cách phát âm của hai phương ngữ lớn nhất trong ngôn ngữ Trung Quốc làm cho họ khó có thể hiểu nhau và thậm chí còn sử dụng các cách viết khác nhau.

    Trong tiếng Quảng Đông, “bẩy” hay 柒, được phát âm là tsat, và cũng là tiếng lóng cho từ “dương vật.” Tuy vậy, từ này lại không mang hàm ý công kích cá nhân. Thay vào đó, nó thường được dùng để mô tả một người hay một điều gì đó vui nhộn, hoặc dùng để chế nhạo ai đó một cách nhẹ nhàng. Ví dụ có ai đó bị trượt ngã ở nơi công cộng, hay có một mái tóc trông ngố ngố: bạn có thể nói với anh ta bằng tiếng Quảng Đông rằng: “anh rất bẩy,” mà không làm tổn thương cảm xúc người đó.

    Hoặc bạn có thể hiểu nó theo đúng nghĩa đen. Đó là lý do tại sao những câu như “Đây là dương vật,” hay “Dương vật, ở đây,” hay “Chính xác là dương vật,” sẽ không phải là sự lựa chọn tốt cho nỗ lực tiếp thị của Apple tại Hong Kong.

    Cho đến nay, người Hong Kong vẫn đang truyền tai nhau một câu nói huyền thoại về chiếc iPhone 7: “Không có jack cắm tai nghe 3,5mm, đây chính xác là cái dương vật.” Một người Hong Kong, dường như không hài lòng về triết lý thiết kế mới của chiếc iPhone, đã bình luận như vậy dưới một post trên Facebook về bản dịch tiếng Trung cho câu khẩu hiệu này. Cho đến nay, bình luận này đã có 39.000 reaction.

    Dường như Apple đã không học được bài học này từ Samsung. Sau khi công ty Hàn Quốc phát hành chiếc smartphone Galaxy Note7 trong năm nay, người Hong Kong đã gọi đùa chiếc “Note7” nghe như “một cây gậy bằng dương vật” theo tiếng Quảng Đông.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ