Tàu thăm dò Mặt Trăng của Mỹ vừa phóng đã rò rỉ nhiên liệu nặng, chuẩn bị được "hỏa táng" trong bầu khí quyển Trái Đất

    Kim,  

    Sứ mệnh vũ trụ thương mại do NASA tài trợ đầu tiên sẽ không thể tới được Mặt Trăng.

    Trong khi quả tên lửa Vulcan Centaur do ULA sản xuất vận hành trơn tru, tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine do Astrobotic sản xuất gặp sự cố không lâu sau khi lên không. Một lỗi hệ thống đã khiến bộ phận cấp lực đẩy rò rỉ hết nhiên liệu ra ngoài, Peregrine sẽ không thể tiến hành đổ bộ bề mặt Mặt Trăng nếu thiếu chất đốt.

    Đội ngũ chúng tôi đang cố cân bằng mất mát, nhưng trong trường hượng này, chúng tôi đành phải tối đa hóa nỗ lực nghiên cứu cũng như bất cứ dữ liệu gì có thể thu được”, đại diện Astrobotic nói.

    Tàu thăm dò Mặt Trăng của Mỹ vừa phóng đã rò rỉ nhiên liệu nặng, chuẩn bị được "hỏa táng" trong bầu khí quyển Trái Đất- Ảnh 1.

    Tên lửa Vulcan Centaur đưa tàu Peregrine lên không hôm 8/1 vừa qua - Ảnh: CHANDAN KHANNA/AFP.

    Chuyện gì đã xảy ra?

    Vài giờ sau khi tên lửa Vulcan đưa Peregrine lên không, Astrobotic đã phát hiện ra một số trục trặc. Tấm pin quang điện của tàu không thể hướng về phía Mặt Trời, dự đoán ban đầu cho rằng đây là lỗi trong hệ thống sinh lực đẩy.

    Lỗi này đã sớm được khắc phục, cho phép Peregrine tiếp tục nhận năng lượng ánh sáng Mặt Trời, tuy nhiên lỗi rò rỉ nhiên liệu đã khiến quá trình đổ bộ Mặt Trăng trở nên bất khả thi. Trong thông cáo báo chí đăng ngày 14/1 vừa qua, Astrobotic đưa ra một số nhận định về sứ mệnh Mặt Trăng dở dang.

    Bởi lẽ Peregrine không thể hoàn thành chuyến bay, Astrobotic đã bàn bạc sát sao với NASA để tìm ra phương án B. Hiện các nhà khoa học đã đang vận hành các thiết bị nghiên cứu khoa học có trên Peregrine nhằm vớt vát càng nhiều dữ liệu càng tốt; theo khẳng định từ NASA, 4 trên tổng cộng 5 thiết bị nghiên cứu của NASA đã đang thu thập dữ liệu.

    Tàu thăm dò Mặt Trăng của Mỹ vừa phóng đã rò rỉ nhiên liệu nặng, chuẩn bị được "hỏa táng" trong bầu khí quyển Trái Đất- Ảnh 2.

    Tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine trước khi được "đóng gói" - Ảnh: ULA.

    Mặc dù nhiên liệu tiếp tục rò rỉ, các tính toán cho thấy Peregrine vẫn đủ khả năng vận hành thêm vài tuần nữa nhờ quang điện, thậm chí đủ sức tránh Trái Đất để bay đi xa hơn, nhưng trong tiếc nuối, Astrobotic vẫn phải đi đến quyết định tiêu hủy Peregrine. Nếu để tàu lơ lửng trong không gian, nó có thể ảnh hưởng tới những sứ mệnh vũ trụ về sau.

    Hiện Astrobotic và NASA đang làm việc với nhau nhằm tìm ra đường bay tối ưu cho Peregrine: họ muốn đốt cháy con tàu ngay trong khí quyển Trái Đất. Trong diễn biến mới nhất, Peregrine đang cách Trái Đất hơn 350.000 km, sự cố rò rỉ nhiên liệu về cơ bản đã dừng lại, các hệ thống liên lạc trên tàu vẫn có kết nối ổn định.

    Một chiếc camera trên Peregrine đã chụp lại tấm ảnh dưới đây trong môi trường vũ trụ.

    Tàu thăm dò Mặt Trăng của Mỹ vừa phóng đã rò rỉ nhiên liệu nặng, chuẩn bị được "hỏa táng" trong bầu khí quyển Trái Đất- Ảnh 3.

    Tấm ảnh mới được camera trên Peregrine chụp lại, khả năng cao đây chưa phải tấm ảnh cuối cùng được gửi về từ con tàu đổ bộ xấu số - Ảnh: Astrobotic.

    Điều gì sẽ xảy ra?

    Hiện các thiết bị nghiên cứu trên Peregrine vẫn đang hoạt động, tận dụng nốt chút thời gian ngắn ngủi trong không gian để thu thập dữ liệu. Astrobotic cũng có thể từ đây rút kinh nghiệm trong những sứ mệnh tương lai, đảm bảo điều tương tự sẽ không xảy ra.

    Thực tế, Astrobotic có ký một hợp đồng nữa với NASA: con tàu đổ bộ Griffin do Astrobotic chế tạo sẽ đưa robot thăm dò VIPER của NASA tới những hố va chạm nằm ở cực nam Mặt Trăng. Nhưng với thất bại của Peregrine, có lẽ NASA sẽ cân nhắc lại sứ mệnh này.

    Ở thời điểm hiện tại, các kỹ sư của Astrobotic, các nhà nghiên cứu của NASA và các cơ quan chính phủ Mỹ đã vào cuộc nhằm tìm cách “tiêu hủy” Peregrine an toàn nhất. Họ sẽ tính toán lộ trình xâm nhập khí quyển Trái Đất của Peregrine và sẽ cung cấp thông tin tới công chúng ngay khi có kết quả cuối cùng.

    Lễ mai táng không như dự kiến

    Peregrine không chỉ chở theo các thiết bị nghiên cứu khoa học, mà còn có di hài và AND của khoảng 70 người, trong đó có tác giả Star Trek - Gene Roddenberry và tác gia vĩ đại trong lĩnh vực khoa học giả tưởng, Ngài Arthur C. Clarke. 

    Tuy nhiên, sự cố với tàu đổ bộ của Astrobtic đã khiến hoạt động mai táng không diễn ra đúng kế hoạch. Tro cốt có trên Peregrine sẽ một lần nữa được hỏa táng trong bầu khí quyển Trái Đất.

    Tàu thăm dò Mặt Trăng của Mỹ vừa phóng đã rò rỉ nhiên liệu nặng, chuẩn bị được "hỏa táng" trong bầu khí quyển Trái Đất- Ảnh 4.

    Thiết bị đổ bộ Mặt Trăng mang tên Peregrine lại do Astrobotic sản xuất - Ảnh: ULA/NASA.

    Thất bại này khiến Astrobotic và NASA tiếc nuối, nhưng lại … làm an lòng người dân Xứ Navajo. Từ khi công bố sứ mệnh, những người nhóm Mỹ bản địa đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động mai táng người đã khuất trên Mặt Trăng. Trong văn hóa của họ, Mặt Trăng là thánh địa linh thiêng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày