Thử thách Finger Lift Challenge: Nhấc người bằng ngón tay nhẹ như bẫng, chẳng có ma thuật nào cả, tất cả là do vật lý và tâm lý

    Tân Phan,  

    Có rất nhiều lời giải thích về hiện tượng này, nhiều người cho rằng đó là do tâm linh, nhưng tất nhiên là không có tâm linh gì ở đây cả.

    Mới đây, cư dân mạng tiếp tục "sục sôi" với một trào lưu mới toanh có tên "Finger lift challenge". Cụ thể thử thách sẽ yêu cầu tất cả mọi người cũng lần lượt đặt tay của mình chồng lên nhau trên đầu người được nhấc, nhưng không để tay tiếp xúc vào đầu. Bằng cách này, mọi người có thể nâng một người nặng kí lên một cách dễ dàng chỉ bằng... ngón tay.

    Có rất nhiều lời giải thích về hiện tượng này, nhiều người cho rằng đó là do tâm linh, người khác lại cho biết đó là do yếu tố tâm lý. Vậy đâu là sự thật? Hãy cùng lắng nghe lí giải:

    Ở trò chơi này, ban đầu những người nâng sẽ đứng xung quanh người được nâng và cố gắng nhấc lên bằng ngón tay, và thường thì họ sẽ thất bại. Ở lần nâng thứ 2 sau khi làm một số "bùa chú" (để tay lên đầu), mọi người đã tập trung hơn và thực hiện việc nhấc một cách đồng đều hơn (bằng cách đếm số và nâng lên cùng một lúc), khiến trọng lực của người được nâng phân bổ đều trên ngón tay của người nâng, khiến việc nhấc một vật nặng dễ hơn rất nhiều.

    Đồng thời, nếu chúng ta để ý thì người nâng sẽ không thực sự dùng ngón tay của mình, họ chắp hai tay lại và phần chịu lực sẽ dồn vào khớp ngón tay, từ đó cả cánh tay (vốn khoẻ hơn ngón tay nhiều lần) sẽ đỡ lực đó.

    Ngoài ra, nhiều người cho biết những người nâng đã tự "lừa" não của mình bằng cách khiến não tin rằng trọng lượng của người được nâng đã nhẹ đi sau khi đọc "thần chú". Thực sự trọng lực của người được nâng không nhẹ hơn, tuy nhiên não của người nâng đã bị đánh lừa cho nên họ không cảm thấy khó khăn gì trong việc nhấc một vật nặng như vậy.

    Một lý giải khác cho biết những người nâng lúc đầu hạn chế khả năng của mình khi nghĩ làm sao ngón tay có thể nâng được một vật nặng như vậy, cho nên họ không dùng hết sức trong lần thử đầu tiên. Sau khi đọc "bùa chú", họ tin rằng cơ thể người được nâng đã nhẹ nên họ tập trung dùng hết sức của mình để điều đó xảy ra. Thật ra đó chỉ là hiệu ứng tâm lý mà thôi.

    Trò chơi này đã có mặt từ khoảng thế kỷ 17 tại Anh Quốc. Thực sự nó không phải là một trò ma thuật nào cả, mà chỉ đơn thuần là một trò chơi mang đầy tính chất vật lí và cả tâm lý nữa.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ