Tiếc rẻ 1/3 cuộc đời bỏ phí cho giấc ngủ? Cách ngủ này có thể giúp bạn được sống nhiều hơn

    Mers,  

    Tuy chưa có nhiều nghiên cứu về giấc ngủ polyphasic, nhiều người đã áp dụng thành công phương pháp ngủ này.

    Nếu bạn từng ước rằng mình có thêm thời gian để thực hiện một đồ án trước kỳ hạn hoặc học chơi một loại nhạc cụ nào đó một cách thuần thục, một thứ tiếng ngoại ngữ hay đơn giản là có thêm thời gian trong cuộc sống để làm những việc mình yêu thích, giảm thời gian ngủ có thể là phương án hữu hiệu dành cho bạn.

    Vậy theo các nhà khoa học, tại sao giấc ngủ lại cần thiết đến vậy?

    Câu trả lời chính thức của khoa học về vấn đề này là: “Chúng tôi không biết”. Và không những thế, khi mà một trong những giả thiết dẫn đầu về lý do ngủ gần đây đã bị phủ nhận hoàn toàn, dấu hỏi về lý do con người “nghiện” việc ngủ đến vậy trở nên lớn hơn bao giờ hết.

     Dù là một trong những hành vi hết ức gần gũi ở con người, giới khoa học vẫn hoàn toàn bó tay mỗi khi được hỏi về hiện tượng ngủ.

    Dù là một trong những hành vi hết ức gần gũi ở con người, giới khoa học vẫn hoàn toàn "bó tay" mỗi khi được hỏi về hiện tượng ngủ.

    Tuy vậy một số cơ chế sinh học được thúc đẩy khi chúng ta đi ngủ như việc phục hồi tế bào bị thương, tẩy độc tố sản sinh trong bộ não khi thức, phát triển cơ bắp và quá trình tổng hợp hoóc-môn.

    Các nhà nghiên cứu cũng kết luận nếu chỉ ngủ 1 lần vào buổi đêm thì trung bình 8 tiếng đồng hồ là cần thiết để duy trì được phong độ hoạt động tối đa vào ban ngày.

    Phương pháp ngủ Polyphasic là gì và cách thích nghi theo chế độ ngủ này

    Polyphasic Sleep Pattern dịch theo nghĩa đen là “chu kỳ ngủ chia thành nhiều đoạn”. Và trong đó bao gồm một danh sách những phương pháp ngủ cụ thể giúp bạn giảm thời gian ngủ của mình đi xuống 5 tiếng hoặc thậm chí là 2 tiếng mà vẫn hoạt động với "công suất tối đa". Bài viết này chỉ xét đến 2 phương pháp ngủ chính có những ưu điểm và nhược điểm nhất định là phương pháp ngủ Everyman và phương pháp Dymaxion.

    Phương pháp ngủ Everyman có lịch ngủ dễ thích ứng hơn Dymaxion rất nhiều và ảnh hưởng ít đến những người làm việc và học tập vào giờ hành chính. Về cơ bản Everyman bao gồm một giấc ngủ kéo dài từ 2 đến 4 tiếng vào buổi đêm và những giâc ngủ ngắn chỉ 20 phút vào ban ngày. Độ dài của giấc ngủ chính phụ thuộc vào số lần bạn dự định ngủ trong ngày. Nếu có thể sắp xếp ngủ đến 3 giấc nhỏ kéo dài 20 phút trong ngày thì ban đêm bạn chỉ cần ngủ từ 3 đến 3,5 tiếng đồng hồ mà vẫn duy trì hoặc thậm chí là cải thiện sự tỉnh táo và khả năng sáng tạo của mình trong ngày.

    Cụ thể bạn có thể ngủ 3 tiếng từ 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng, tỉnh dạy và làm bất cứ thứ gì mình muôn đến 7 giờ sáng. Ngủ một giấc chỉ 20 phút, đi làm và tiếp tục ngủ vào khoảng trưa. Trước khi ăn tối bạn sẽ cần phải ngủ thêm một giấc vào khoảng 6 giờ hoặc 7 giờ tối. Thực hiện chu kỳ ngủ này sẽ giúp bạn giải phóng đến 4 tiếng đồng hồ nếu trước đó bạn ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

    Một lợi thế khác của phương pháp ngủ này là sự phổ biến gần đây của nó trên thế giới. Điều này chứng minh tính khả thi và ổn định của Everyman.

     Nikola Tesla cùng nhiều thiên tài nổi tiếng khác trên thế giới như Napoleon Boneparte, Thomas Edison đều biểu lộ sự căm ghét của mình với giấc ngủ và đều có những thói quen giảm thời gian ngủ của mình xuống mức tối đa.

    Nikola Tesla cùng nhiều thiên tài nổi tiếng khác trên thế giới như Napoleon Boneparte, Thomas Edison đều biểu lộ sự căm ghét của mình với giấc ngủ và đều có những thói quen giảm thời gian ngủ của mình xuống mức tối đa.

    Phương pháp ngủ Dymaxion không được nhiều người thực hiện thành công do yêu cầu đặt ra rất cao về tính kỷ luật cũng như khả năng “vượt khó” trong giai đoạn đầu thích ứng và sự hạn chế về giờ giấc khi mà lịch ngủ của Dymaxion chắc chắn sẽ “động chạm” đến thời gian hành chính của con người hiện đại.

    Phương pháp này được sáng tạo ra bởi nhà phát minh thiên tài nổi tiếng Buckminster Fuller khi ông quan sát hành vi ngủ tự nhiên của loài chó mèo. Chính ông đã thực hiện chu kỳ ngủ này trong 2 năm một cách hết sức thành công và chỉ dừng lại khi chấp nhận rằng phần còn lại của thế giới này bao gồm các cộng sự của ổng không theo đột ngột thay đổi lối sống của họ theo ông. Và đây cũng là lý do chung những người đã thành công thích nghi với phương pháp ngủ này trở lại chu kỳ ngủ “bình thường” hơn.

    Phương pháp ngủ Dymaxion đơn giản gồm 6 giấc ngủ cách đều nhau 6 tiếng trong ngày và kéo dài chỉ 20 phút. Thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng thói quen ngủ từ xưa đến giờ đã ăn sâu vào tiềm thức của con người ngày nay khi mà một ngày dài làm việc hay vui chơi cần được kết thúc bằng một giấc ngủ dài. Như vậy còn chưa kể đến mẫu thuẫn của lịch ngủ với lịch làm việc của cá nhân mỗi người.

    Có lẽ lịch ngủ này chỉ phù hợp với những người không có lịch làm việc quá nghiêm ngặt hoặc làm việc dưới những ông sếp “từ bi” cho phép nhân viên của mình ngủ định kỳ trong giờ làm việc. Nhưng nếu theo đuổi được chu kỳ ngủ Dymaxion, bạn sẽ tiết kiệm được đến 6 tiếng mỗi ngày hay 20 năm cuộc đời của bạn nếu bạn sống được trên 75 tuổi, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam.

    Thực ra ngoài những phương pháp ngủ có khuynh hướng “lập dị“ này, phương pháp chia giấc ngủ làm hai, một giấc ngủ dài 5 tiếng vào buổi đêm và 90 phút vào ban ngày là một phương pháp ngủ khá phổ biến ở nhiều văn hóa trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dù chỉ tiết kiêm được khoảng 1,5 tiếng so với 8 tiếng chuẩn nhưng như vậy cũng đã đủ để bạn có thể lật ra đọc quyển truyện yêu thích mà bạn đã phải gác lại vì lịch làm việc dày đặc của mình.

    Vậy dưới góc nhìn khoa học, cơ chế ngủ này hoạt động thế nào?

    Một trong những chân lý phương pháp ngủ này áp dụng đến là việc “đốt cháy giai đoạn” giấc ngủ của con người đi khi mà thông thường con người bỏ phí đến 65% thời gian ngủ vào “giấc ngủ nông”. Theo phán đoán của nhiều người, hành vi này của con người bắt nguồn từ thời xa xưa khi con người cần phải canh chừng những mối nguy hiểm xung quanh mình ngay cả khi ngủ để đảm bảo khi rơi vào giấc ngủ sâu sẽ không bị tấn công bất ngờ. Một giả thiết khác cho rằng thời gian ngủ kéo dài khuyến khích con người thời tiền sử gắn bó hơn để canh chừng giấc ngủ lẫn nhau như loài chồn đất châu Phi.

     Nhiều giả thiết cho rằng, tương tự nhiều loài động vật khác, con người cũng có khả năng duy trì hoạt động ở mức tối đa chỉ nhờ vào những giấc ngủ nhỏ rải rác trong ngày.

    Nhiều giả thiết cho rằng, tương tự nhiều loài động vật khác, con người cũng có khả năng duy trì hoạt động ở mức tối đa chỉ nhờ vào những giấc ngủ nhỏ rải rác trong ngày.

    Dù nguyên nhân là gì đi nữa, những người mong muốn cải thiện chế độ ngủ bằng cách loại bỏ thời gian “ngủ nông” này và bước thẳng vào chế độ ngủ sâu bằng cách giới hạn thời gian ngủ một cách nghiêm ngặt, thúc ép cơ thể bản thân thay đổi theo ý muốn của mình.

    Tuy vậy chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào thành công trong việc phản bác hay ủng hộ hoàn toàn những giả thiết này, vì vậy quyết định vẫn cần dựa hoàn toàn vào nhu cầu cũng như thể chất của mỗi người.

    Một số lời khuyên nếu bạn có ý định thử sức với một trong những cách cải thiện chất lượng cuộc sống “khó nhằn” bậc nhất này

    Bạn cần phải dành một sự tôn trọng nhất định cho giấc ngủ của mình, dĩ nhiên việc này cũng đúng nếu bạn ngủ theo cách truyển thống. Điều này bao gồm việc đổi sang loại quần áo dễ chịu và không “dán mắt” vào màn hình điện tử ngay trước khi ngủ.

    Về chế độ ăn bạn nên phải giảm việc tiêu thụ đường và những thức ăn được chế biến công nghiệp đến mức tối thiểu và hạn chế ngủ ngay sau khi ăn.

    Khi đã quyết định chọn một phương pháp ngủ phù hợp bạn cần phải nghiêm túc thực hiện đúng lịch ngủ của mình. Thật ra điều này cũng đúng với chế độ ngủ thông thường.

     Kỷ luật là chìa khóa cho mọi nỗ lực điều chỉnh thói quen nhằm cải thiện cuộc sống.

    Kỷ luật là chìa khóa cho mọi nỗ lực điều chỉnh thói quen nhằm cải thiện cuộc sống.

    Và có lẽ là quan trọng hơn hết theo lời của trưởng khoa về giấc ngủ tại Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts Matt Bianchi: “Mỗi người chúng ta đều khác nhau. Có người uống cà phê thì tỉnh táo hẳn lên trong khi nhiều người khác không nhận được những lợi thế ấy. Nên có người phù hợp với phương pháp ngủ Polyphasic và có người vì thử áp dụng nó mà gặp tai nạn giao thông khi đang cầm lái chiếc xe của mình trong tình trạng nửa tỉnh nửa mơ”.

    Dù theo phương pháp ngủ gì đi chăng nữa bạn cần phải đảm bảo những giấc ngủ thực sự hiệu quả, vì dù có thức lâu hơn, nếu bạn không đủ tỉnh táo để hưởng thụ thêm những năm tháng cuộc đời ấy thì ngủ hay không ngủ thì thời gian ấy cũng đã bị bỏ phí.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ