Thanh toán di động qua chụp ảnh selfie: Alibaba muốn 1 mũi tên trúng 3 con chim

    Yến Thanh,  

    Mới đây, tại sự kiện CeBIT 2015, CEO Jack Ma của Alibaba đã đem đến một công nghệ hoàn toàn mới: dự án thanh toán trực tuyến qua nhận diện khuôn mặt. Được biết, công nghệ này có tên gọi "Smile To Pay", cho phép người dùng thực thi các thanh toán trên di động thông qua việc quét khuôn mặt của họ.

    Mới đây, tại sự kiện CeBIT 2015, CEO Jack Ma của Alibaba đã đem đến một công nghệ hoàn toàn mới: dự án thanh toán trực tuyến qua nhận diện khuôn mặt. Được biết, công nghệ này có tên gọi "Smile To Pay", cho phép người dùng thực thi các thanh toán trên di động thông qua việc quét khuôn mặt của họ.

    Theo giải thích của Jack Ma, không phải bất kỳ chiếc smartphone nào cũng đủ cao cấp để tích hợp công nghệ bảo mật vân tay, do đó, chụp hình selfie sẽ là cách đơn giản nhất để mua hàng. Do đó, cơ chế hoạt động của "Smile To Pay" sẽ rất đơn giản, bao gồm tìm kiếm sản phẩm, chọn mua và chụp hình để xác nhận.

    Trong khi Alibaba được biết tới nhưng một tập đoàn thương mại điện tử/đấu giá trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra khi CEO Jack Ma giới thiệu về "Smile To Pay" rằng đâu là mục đích thực sự phía sau công nghệ này?

    Bành trướng thế lực thương mại điện tử

    Với doanh số bán hàng trực tuyến gần 300 tỷ USD đạt được vào ngày 30 tháng 6 năm 2014, tập đoàn Thương mại điện tử Alibaba, với mô hình bán hàng trực tuyến đã hầu như thay đổi ngành bán lẻ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có vẻ như Alibaba không phải là đơn vị duy nhất sinh lời trong năm vừa qua, bởi vẫn còn đó những đối thủ như Dangdang, 360Buy hay Tencent.

    Còn tại các thị trường tại Châu Âu hay Mỹ, Alibaba cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đại gia thực thụ như eBay hay Amazon - dù các tập đoàn này đã đi qua thời kỳ đỉnh cao. Do đó, "con rồng" tới từ Trung Quốc thực sự cần tới một liều thuốc tăng lực nhằm đem đến hiệu quả công việc, đồng thời khẳng định vị thế của mình.

    alibaba

    Tương tự như những tập đoàn thương mại hiện nay, Alibaba cũng dành một ngân sách không nhỏ cho việc nghiên cứu những công nghệ thanh toán/bán hàng mới nhằm áp dụng trên chính hệ thống của mình. Nếu giới công nghệ đang sục sôi với Apple Pay, Samsung Pay hay mới đây là Android Pay, thì công nghệ Smile To Pay sẽ khiến hãng thực sự trở nên khác biệt.

    Đây được xem là một nước cờ cao của Jack Ma khi smartphone và selfie đang trở thành một xu hướng tất yếu của người dùng hiện nay, do đó, việc thanh toán sẽ trở nên tiện dụng và đơn giản hơn. Thâm chí, Alibaba còn có thể thúc đẩy các giao dịch thanh toán/giao dịch trong ngày thông qua thói quen chụp ảnh selfie của người dùng.

    Hãy tưởng thượng sẽ ra sao nếu số giao dịch thành công trên hệ thống của Alibaba tương ứng với số ảnh mà bạn "tự sướng" trong một ngày? Tất nhiên, chỉ cần nghĩ tới thôi, chúng ta cũng có thể phần nào mường tượng ra tương lai mà tập đoàn thương mai điện tử này "ngồi mát ăn bát vàng" ra sao.

    Bán smartphone selfie?

    Cách đây không lâu, tập đoàn Alibaba đã tuyên bố sẽ mua cổ phiếu thiểu số của một hãng sản xuất điện thoại thông minh nội địa ít được biết đến là Meizu Technology Co với giá 590 triệu USD. Động thái này cho thấy rõ tham vọng mở rộng chiến lược phát triển phần cứng vào mảng thiết bị di động của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.

    Tại thời điểm đó, công ty này không tiết lộ thêm về chi tiết sở hữu của họ tại nhà sản xuất điện thoại tư nhân ít tên tuổi kể trên và điều này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi từ phía các chuyên gia. Bởi trong khi Alibaba có giá trị thị trường 213 tỷ USD, thì Meizu lại là công ty vô danh với 1.000 nhân viên. Thậm chí, công ty này hiện đang ở khoảng cách khá xa so với những đối thủ cạnh tranh tên tuổi ở Trung Quốc như Huawei hay Xiaomi.

    View image on Twitter

    Đặc biệt, việc đầu tư vào Meizu của Alibaba cũng gợi nhớ đến bước đột phá khi tấn công vào thị trường điện thoại thông minh với sản phẩm Fire Phone của đối thủ cạnh tranh tại Mỹ là Amazon. Tuy nhiên, Amazon đã thất bại thảm hại với sản phẩm này. Cụ thể, quý 3 năm 2014, Amazon đã thông báo lỗ ròng lớn nhất trong vòng 14 năm. Công ty đã bỏ ra 170 triệu USD cho Fire Phone và hiện vẫn còn tồn kho tới 83 triệu USD.

    Còn với Alibaba, khi giới thiệu công nghệ "Smile To Pay", hãng có thể hướng tới những smartphone selfie hiện nay với camera trước có độ phân giải cao, hỗ trợ chụp hình tự sướng với nhiều tính năng thú vị. Bởi chính trong cơ chế của hệ thống thanh toán này, việc chụp hình từ camera trước được coi là tính năng tiên quyết giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, camera trước chất lượng cao càng tốt.

    Thêm nữa, bởi Meizu vẫn còn là một tên tuổi non trẻ, đồng thời, vẫn chưa có những hướng di chủ lực, việc xây dựng và bán ra những smartphone selfie có thể sẽ trở thành thế mạnh của hãng trong tương lai. Qua đó, với lưu lượng giao dịch chiếm 3/4 thị trường Trung Quốc, Alibaba sẽ dễ dàng đẩy mạnh việc tiêu thụ điện thoại Meizu với những lời quảng cáo như "hoạt động hiệu quả" trên Smile To Pay.

    Cạnh tranh với hệ thống thanh toán từ Apple, Samsung và Google

    Có thể nói, 2015 là năm mà hàng loạt các hệ thống thanh toán trên di động được ra đời, bắt đầu với sự bùng nổ của Apple Pay được CEO Tim Cook khai phá, sau đó, lần lượt Samsung và Google cũng tham gia vào thị trường này với các hệ thống như Samsung Pay và Android Pay. Nhìn chung, lợi thế của các hệ thống thanh toán này đó là đơn giản hóa việc sử dụng thẻ quẹt thông thường hay ví điện tử trước đây.

    Phần lớn, các hãng đều sử dụng các kết nối trong phạm vi gần như NFC hay từ tính của các thiết bị đầu cuối trong những cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, những hình thức thanh toán này đều mới áp dụng cho việc mua sắm trực tiếp, nghĩa là người dùng phải cất công đến cửa hàng và thanh toán tại đó. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không muốn ra khỏi nhà và muốn được phục vụ tận nơi.

    jack ma

    Sử dụng những lợi thế của các hệ thống thanh toán điện tử như mua hàng trực tuyến, không cần phải tới cửa hàng, vẫn có người mang sản phẩm đến tận nhà, Alibaba muốn mở ra một hình thức thanh toán trong tương lai, nơi mà chúng ta chỉ cần vài thao tác là đã có đồ ăn, thức uống, quần áo đúng như mong đợi. Do đó, Smile To Pay sẽ giải quyết những vấn đề này.

    Chưa hết, nếu cả Samsung và Apple đều cần tới những chiếc smartphone cao cấp có trang bị công nghệ bảo mật vân tay để thực hiện việc thanh toán, thì với công nghệ của Alibaba, ngay cả những chiếc điện thoại phổ thông đều có thể dễ dàng sử dụng. Bởi hầu hết những smartphone ngày nay đều được trang bị camera trước, tùy chất lượng, hỗ trợ việc chụp ảnh "tự sướng".

    Rõ ràng, trong cuộc chiến này, tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn hẳn, khi tỷ lệ người dùng những Galaxy S5, S6 hay iPhone 6/6 Plus chẳng là bao khi so với đại đa số smartphone phổ thông hiện nay. Tất nhiên, những công nghệ càng dễ sử dụng, tiện lợi và thân thiện với người dùng sẽ càng được quảng bá mạnh mẽ cũng như trở thành xu hướng của giới công nghệ.

    Hiện tại, chưa rõ "Smile To Pay" từ Alibaba sẽ được áp dụng vào thời điểm nào, nhưng với tính cách quyết đoán, mau lẹ bấy lâu của CEO Jack Ma, nhiều khả năng công nghệ này sẽ sớm được tung ra vào giữa năm nay.

    >> CEO Alibaba: Mua hàng bằng cách chụp hình selfie mới là thời thượng!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ