Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"

    Thế Duyệt - Tuấn Lê,  

    Sony A7C II sở hữu thân hình nhỏ gọn, nhưng lại mang trong mình phần cứng và hiệu suất cao cấp.

    Nhắc tới Sony A7C II, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một "chú khủng long ăn kiêng" với thân hình mảnh mai nhưng ẩn chứa sức mạnh đáng nể. Ba năm trước, tôi đã từng viết về việc chiếc máy ảnh này hứa hẹn sẽ mở ra kỷ nguyên mới trong việc thiết kế lại form-factor máy ảnh. Và bây giờ, sau một quãng thời gian không ngắn, tôi vẫn giữ vững quan điểm ấy. Sony không chỉ giới thiệu một mà tới hai phiên bản A7C II (A7C II và A7C R), một lần nữa khẳng định sức hút không hề giảm sút của dòng máy này.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 1.

    Thiết kế và giao diện

    Khi lần đầu tiên cầm trên tay A7C II, cảm giác đầu tiên là sự thoải mái không ngờ. Điều này cực kỳ quan trọng đối với những người như tôi - vốn ưa chuộng sự tự do, hay lang thang phố phường tìm kiếm những khoảnh khắc đáng nhớ, nơi mà những chiếc máy to và nặng luôn là kẻ thù của cảm hứng. A7C II với thiết kế nhỏ gọn nhưng chất lượng không hề "nhỏ", giúp tôi có thể ghi lại những khoảnh khắc đời thường một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng, mà không cảm thấy mệt mỏi.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 2.

    Dù mang vẻ ngoài quen thuộc của người tiền nhiệm, A7C II vẫn toát lên vẻ đẹp của sự tinh tế và hiện đại. Sự quen thuộc ấy khiến việc chuyển đổi từ người dùng A7C không hề có cảm giác bỡ ngỡ. Tuy nhiên, điểm trừ nhỏ trong lần trải nghiệm này chính là menu với giao diện được làm mới, có vẻ như Sony đang cố gắng hướng tới sự trực quan hơn nhưng lại khiến người dùng cũ như tôi mất một chút thời gian để làm quen.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 3.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 4.

    Chuyển sang phần giao diện, Sony A7C II đem đến một không gian đầy mới mẻ. Mặc dù tôi cảm thấy hơi bất ngờ trước sự thay đổi này, nhưng không thể phủ nhận rằng nó đã được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Có thể mất một chút thời gian để làm quen, nhưng một khi đã nắm bắt được, bạn sẽ thấy mình có thể nhanh chóng điều chỉnh các thiết lập theo ý muốn, mà không cần phải lướt qua quá nhiều menu phức tạp.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 5.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 6.

    Nếu bạn là một người mới chuyển từ hệ máy khác sang, có thể bạn sẽ cần một khoảng thời gian để thích nghi. Nhưng đừng lo, sự trực quan hóa và tối giản sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành chuyên gia với A7C II.

    Hiệu suất

    Sony A7C II không chỉ thu hút bởi thiết kế nhỏ gọn mà còn bởi "trái tim" máy ảnh là cảm biến BSI CMOS 33MP tương tự A7 IV, cho phép nắm bắt từng chi tiết một cách tinh tế. Khả năng lấy nét của nó cực kỳ ấn tượng với hơn 759 điểm lấy nét tự động, giúp việc lấy nét trở nên nhanh chóng và chính xác, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng hoặc chủ thể di chuyển nhanh.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 7.

    Sức mạnh của trí tuệ nhân tạo AI trong A7C II không chỉ thể hiện qua khả năng lấy nét mà còn qua tính năng nhận diện khuôn mặt và mắt, đem lại sự linh hoạt trong mọi tình huống chụp ảnh. AI giúp máy nhận diện và theo dõi chủ thể một cách thông minh, đặc biệt là trong việc chụp chân dung hoặc theo dõi đối tượng trong quá trình di chuyển.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 8.

    Tôi đã có dịp trải nghiệm khả năng lấy nét và chống rung của Sony A7C II trên một chuyến bay. Đây là một chuyến bay đầy rung lắc và chỉ có một cửa sổ hẹp làm điểm nhìn. Mặc dù điều kiện không thuận lợi cho việc chụp ảnh - từ việc máy bay rung lắc đến việc phải lấy nét thông qua kính cửa sổ với hình ảnh phản chiếu từ phía ngược lại - chiếc máy ảnh này vẫn xử lý tình huống một cách rất tốt.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 9.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 10.

    Trường hợp tương tự khi tôi chụp qua các tấm kính mờ vốn gây khó khăn trong việc lấy nét. Thông thường, các máy ảnh khác có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và khóa nét chủ thể trong một khung cảnh phức tạp như vậy, nhất là khi có sự phản chiếu kính, nhưng A7C II đã nhanh chóng và chính xác bắt lấy khoảnh khắc cần thiết mà không hề dao động hoặc mất thời gian. Điều này chứng tỏ khả năng lấy nét tự động của A7C II không chỉ linh hoạt mà còn rất mạnh mẽ, thậm chí cả trong điều kiện thử thách.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 11.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 12.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 13.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 14.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 15.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 16.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 17.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 18.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 19.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 20.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 21.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 22.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 23.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 24.
    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 25.

    Khi hỏi Hiếu BK, một videographer có tiếng, về khả năng quay video của chiếc Sony A7C II, anh cho biết: "Với ngoại hình nhỏ gọn là một trong những lợi thế lớn của A7C II". Khả năng chống rung 5 trục giúp anh ghi lại những cảnh quay ổn định ngay cả trong điều kiện khó khăn, như là khi đang di chuyển. Đặc biệt, thông số quay phim 4K 60FPS với màu 10bit là một điểm mạnh mẽ, giúp bảo vệ giá trị của tư liệu lâu dài, phù hợp với các dự án đòi hỏi chất lượng hình ảnh rất cao.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 26.

    Hiếu BK cũng nhấn mạnh vào tính năng ưu ái cho phần quay video của A7C II, như việc hỗ trợ ghi âm 4 kênh âm thanh, giúp đảm bảo sự chắc chắn cho âm thanh và hình ảnh. Điều này cho thấy A7C II không chỉ là một chiếc máy ảnh tốt cho nhiếp ảnh mà còn là một công cụ quay phim xuất sắc.

    Kết luận

    Có vẻ như A7C II không chỉ kế thừa mà còn phát huy thêm sức mạnh của "chú khủng long" Sony trong một thân hình nhỏ nhắn hơn. Đối với những người như tôi, thích lang thang chụp dạo phố hay đi công tác với hành trang gọn nhẹ, chiếc máy này chính là sự lựa chọn không thể tốt hơn.

    Sony A7C II đã chứng minh rằng bạn không cần phải mang theo một thiết bị cồng kềnh để có được những bức hình chất lượng cao hay video sắc nét. Sự cân bằng giữa kích thước và hiệu năng làm nên danh tiếng của dòng sản phẩm này trong cộng đồng nhiếp ảnh.

    Trải nghiệm máy ảnh Sony A7C II: "Nhỏ nhưng có võ"- Ảnh 27.

    Điểm nhấn của A7C II không chỉ dừng lại ở khả năng chụp ảnh với chất lượng ấn tượng mà còn ở khả năng chống rung 5 trục, mang lại sự ổn định cần thiết cho từng khung hình. Kết hợp cùng công nghệ lấy nét AI tiên tiến, A7C II giúp ghi lại những khoảnh khắc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

    Vậy liệu Sony A7C II có xứng đáng để bạn đầu tư? Câu trả lời phụ thuộc vào từng người và từng nhu cầu sử dụng, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh "khủng long" trong bộ dạng "compact", thì có lẽ đã tìm thấy câu trả lời.

    [Box thông tin shop] - GK Sony A7c II


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày