Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng

    M.Đức,  

    Một cặp tai nghe có ti tỉ dòng quảng cáo vô cùng hào nhoáng nhưng có lẽ phải sử dụng thực tế mới biết được giá trị thực sự!

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 1.

    Nếu một sản phẩm gọi được 100% số vốn đặt ra được gọi là thành công, thì một sản phẩm gọi được tới 9380% thì sao? Kỉ lục này đã được lập bởi một cặp tai nghe trên Indiegogo mang tên Padmate PaMu, với những lời quảng cáo cho ta thấy rằng đây là một cặp tai nghe không dây hoàn toàn (true-wireless) hoàn hảo.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 2.

    Chiến dịch gọi vốn thành công vang dội của Padmate dành cho sản phẩm PaMu.

    Nhưng giống như bất cứ đồ công nghệ nói chung và tai nghe nào nói riêng, thì chất lượng phải được đánh giá thực tế chứ không phải bằng cách đọc những tính năng trên trang quảng cáo.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 3.

    Cặp tai nghe này được đóng hộp khá đơn giản, với vỏ ngoài bằng giấy bìa cứng.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 4.

    Hộp đã có chút móp do vận chuyển ở góc trái.

    Hộp này vừa đủ chắc chắn để tránh các hỏng hóc cho sản phẩm bên trong, nhưng vẫn có thể móp trong quá trình vận chuyển.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 5.

    Lỗi typo buồn cười trên hộp sản phẩm.

    Padmate là một dự án công nghệ từ Trung Quốc, do đó trên vỏ hộp không tránh được những lỗi dịch tiếng Anh khá hài hước. Lỗi 'vui vẻ' nhất trên hộp Padmate PaMu đó là 'ear canal angle' (góc vào ống tai) lại được viết thành 'angel' tức là thiên thần!

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 6.

    Mở hộp ta có giấy hướng dẫn sử dụng, dây sạc micro USB và 2 bộ đệm tai. Các đệm tai này được làm hình oval chứ không phải tròn, vì hãng cho rằng thiết kế này cho độ khít tai cao hơn.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 7.

    Và tất nhiên, như bất cứ cặp tai nghe không dây hoàn toàn nào thì PaMu được bán kèm với một hộp sạc. Hộp sạc này được làm bằng nhựa cứng, với cơ chế mở hộp khá độc đáo: người dùng sẽ nhấn một nút nhỏ trên hộp, nắp hộp sẽ lập tức bật ra và sẵn sàng để xoay, để lộ tai nghe được đặt gọn gàng bên trong.

    Chất lượng gia công của hộp này ở mức khá, với điểm yếu đó là phần nắp được làm mỏng nên khi ở trạng thái đóng, ta vẫn có thể làm cho nó lung lay bằng cách di tay trên bề mặt. Nhưng trong 2 tuần mình sử dụng, hộp không có dấu hiệu hỏng hóc gì nên có vẻ cũng bền!

    Thời lượng chơi nhạc của tai nghe là khoảng hơn 3 tiếng, và hộp sạc sẽ cung cấp thêm 3 lần sạc đầy nữa, nâng tổng thời lượng sử dụng lên khoảng 12 tiếng. Thời lượng này không thực sự tệ nhưng cũng không cạnh tranh được với các sản phẩm khác, và chắc chắn là thua xa Airpods của Apple.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 8.

    Cách mở hộp độc đáo của Padmate PaMu

    PaMu chỉ có 1 lựa chọn màu duy nhất là đen, với mặt ngoài có các đường vân giả các-bon để thiết kế chung không bị nhàm chán.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 9.

    Do phải chứa tất cả các thành phần điện tử, nên phần đeo tai được làm lớn hơn so với các cặp tai nghe không dây dạng vòng cổ hoặc dây nối 2 bên. Nhưng hãng đã rất thông minh trong việc thiết kế phần đeo tai, kết hợp được đệm tai và cả cánh vành tai, nên vẫn tạo cảm giác thoải mái khi đeo.

    Trong thời gian sử dụng, mình có thể khẳng định rằng lời quảng cáo 'đeo không rơi' trên trang Indiegogo của sản phẩm là đúng sự thật, mình có thể đeo đi tập thể dục mà không lo tai nghe 'bay' mất.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 10.

    Một tính năng nữa cũng rất hay đó là phần mặt ngoài (faceplate) của tai nghe là 2 mặt cảm ứng, giúp người dùng dừng, chơi và chuyển bài hát, cũng như nhận cuộc gọi. Nhược điểm của PaMu đó là không thể chỉnh được âm lượng, nhưng đa phần các cặp tai nghe không dây hoàn toàn khác cũng gặp tình trạng tương tự nên đây có thể coi là nhược điểm chung của loại tai nghe này!

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 11.

    Thông số kĩ thuật

    - Màng loa: Dynamic 10mm

    - Dải đáp tuyến: 20Hz - 20kHz

    - Bluetooth v4.2

    - Độ nhạy: 97dB

    - Trở kháng: 16 Ohm

    - Chống nước IPX5

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 13.

    Cặp tai nghe này được hoàn thiện vỏ ngoài tốt, cũng như đầy đủ những tính năng mà hãng đã quảng cáo. Nhưng đã là tai nghe thì chất lượng âm thanh mới là quan trọng nhất, nếu như có nhiều tính năng phụ trợ nhưng lại không tái tạo được nhạc một cách tự nhiên vì vẫn là một cặp tai nghe tệ mà thôi! Theo đánh giá cá nhân, thì Padmate PaMu không thực sự 'tệ', nhưng cũng khó lòng 'chọi' lại được với các cặp tai nghe cùng tầm giá.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 14.

    Chất âm của PaMu rất thiên trầm, với dải này nhiều lượng và cũng có âm lượng rất cao trên chất âm chung. Thử với bài Berimbass, âm contrabass cực kì dày, cũng như ngắt chậm nên kéo đuôi khá dài. Phần siêu trầm xuống cũng đủ sâu, nên trống ít nhất là có sức nặng chứ không bị ứ đọng quá mức ở phần trầm trung (mid-bass). Với những người nghe nhạc nhẹ như mình, thì âm trầm này có vẻ dư thừa, nhưng sẽ có giá trị cao với những bass-head, thích nghe nhạc Dance, Electro 'xập xình'.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 15.

    Phần giọng ca sĩ của PaMu do phải đứng cạnh âm trầm nặng nề nên có cảm giác bị lùi nhẹ về phía sau. Giọng Cécile Corbel trong Jardin Secret ngả về hướng tối, được thể hiện đủ dày dặn để không 'lặn' mất nhưng như đã đề cập thì không tạo cảm giác gần gũi với người nghe. Dải trung cao (high-mid) lên vừa đủ rồi roll-off nhẹ xuống, nên không hề có sibalance kể cả ở những giọng ca sĩ Nhật Bản với kiểu tune âm dạng 'Anime'. Tùy vào gu nghe nhạc mà đây là một dải trung hay hay không, nhưng nhìn chung nó cũng không có gì nổi bật cả.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 16.

    Dải âm mình cho là tệ nhất chính là dải âm cao. Dải này có lượng rất ít, và không đạt được độ sáng cần thiết để 'cắt' qua được lớp trầm dày đặc. Nghe ngay bài Can't sleep love của Pentatonix, âm cao gặp hiện tượng roll-off sớm, kèm theo đó là không hề thoát ra được khoảng không gian giữa đầu người nghe nên có vẻ bị chìm. Cũng vì dải cao kém ấn tượng này mà chất âm chung của PaMu khá tối, tất cả sự chú ý của người dùng đổ dồn hết vào dải trầm.

    Trải nghiệm tai nghe true-wireless Pamate PaMu: Sản phẩm từng một thời đình đám Indiegogo, gọi vốn triệu đô, đạt 9.380% kỳ vọng - Ảnh 17.

    Lời kết

    'Tốt gỗ hơn tốt nước sơn', các cụ dạy không sai chút nào! Một sản phẩm công nghệ dù có được quảng cáo hoành tráng thế nào đi chăng nữa thì vẫn phải làm được tốt mục đích chính của nó. Và sau khi trải nghiệm cặp tai nghe Padmate PaMu trong 2 tuần, mình cho rằng đây là một sản phẩm 'sơn' rất đẹp, thu hút được rất nhiều người đặt mua, nhưng 'gỗ' chưa đủ tốt, và chắc chắn là thua các cặp tai nghe từ các hãng âm thanh đã có tiếng như Sony, Sennheiser, Audio Technica...

    Ưu điểm

    - Hộp sạc có cách mở độc đáo

    - Đeo thoải mái và cực kì chắc chắn

    - Chống nước chuẩn IPX5

    - Có mặt cảm ứng để điều khiển nhạc

    - Âm trầm cực kì mạnh mẽ và sôi động

    Nhược điểm

    - Thiết kế đơn giản và không có lựa chọn màu

    - Chất âm tối và có phần bí

    - Giọng ca sĩ không nổi bật trên nền nhạc

    - Âm cao ít lượng và roll-off sớm

    Cảm ơn cửa hàng Xuân Vũ Audio đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện bài viết này

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ