Con cháu chúng ta sẽ thiếu nước trong 35 năm tới, thế hệ 10X Việt lo lắng đi là vừa

    Minh Đức,  

    Trước những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, châu Á đang là châu lục phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất

    Xét trên khía cạnh diện tích và dân số, châu Á áp đảo các châu lúc khác trên toàn cầu.

    Nhưng ước tính có khoảng 1 tỉ người trong tổng số 4,4 tỉ người tại châu lục này sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trong tương lai gần, theo một nghiên cứu từ đại học MIT trong tạp chí PLOS.

    Nếu kịch bản biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra, đi kèm với sự tăng trưởng dân số nhanh, các nhà nghiên cứu lo ngại rằng nhiều nơi tại châu Á sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống nước sạch sẽ bị áp thuế cao tương xứng với nhu cầu sử dụng của con người chỉ trong khoảng 35 năm tới.

    Đây không phải chỉ là vấn đề biến đổi khí hậu”, Adam Schlosser, đồng tác giả của nghiên cứu đã phát biểu trong một tuyên bố: “Chúng ta không thể lờ đi việc kinh tế phát triển và dân số tăng nhanh sẽ tạo nên những ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng năng lượng”.

     Nhiều hồ nước và sông ngòi tại châu Á trở nên cạn kiệt

    Nhiều hồ nước và sông ngòi tại châu Á trở nên cạn kiệt

    Các nhà nghiên cứu đã vẽ lên một vài viễn cảnh mà các tác động của nền kinh tế và công nghiệp lên nguồn nước cũng tương tự như biến đổi khí hậu và tỉ lệ sinh nở cao.

    Biến đổi khí hậu sẽ là nhân tố chính. Liên Hợp Quốc dự đoán rằng tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng sẽ diễn ra trên toàn thế giới vào năm 2030, và các nhà nghiên cứu nhận định việc ấm lên toàn cầu có thể đe dọa nghiêm trọng tới nguồn nước ngọt tại châu Á.

    Tuy nhiên, những phân tích cũng chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế cũng là nguyên nhân cho vấn đề thiếu nước sạch, bao gồm việc sử dụng nước trong lĩnh vực công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng đông.

    Tương lai của nước cũng là vấn đề của sự phân bổ: ”Những gì xảy ra ở thượng nguồn sẽ gây ảnh hướng đến khu vực hạ lưu”, Schlosser lưu ý. Về cơ bản, việc sử dụng nước một cách không kiểm soát ở các khu vực thương lưu dẫn tới giảm lượng nước cho người dân ở dưới hạ lưu.

    Nhiều khu vực canh tác nông nghiệp trở nên khô cằn do thiếu nước
    Nhiều khu vực canh tác nông nghiệp trở nên khô cằn do thiếu nước

    Báo cáo cũng chỉ ra rằng tác động của cả yếu tố kinh tế và môi trường kết hợp lại gây nên hậu quả nghiêm trọng hơn ảnh hưởng của từng yếu tố.

    Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng, trong khi chúng ta cố gắng tìm ra mối quan hệ giữa yếu tố kinh tế và nguồn nước, chúng ta quên đi việc đề cập tới những mối nguy tiềm ẩn mà việc thiếu nước sạch có thể gây ra đối với nền kinh tế. Ví dụ, việc giảm lượng nước sử dụng trong công nghiệp do tình trạng hạn hán.

    Dù cách nào đi nữa, các nhà khoa học cảnh bảo rằng chính phủ các quốc gia nên tìm cách thích ứng bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng giúp tích trữ và xử lý nước. Vấn đề khí hậu của toàn cầu cũng như khu vực đã đang thay đổi do các hoạt động của con người. Nhưng với các kế hoạch cụ thể, chúng ta có thể hy vọng việc giảm thiểu các tác động xấu lên cuộc sống con người trong tương lai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày