Xiaomi lấy từ đâu ra khoản lợi nhuận lên đến 1 tỷ USD?

    Lê Hoàng,  

    Có thể là không từ đâu cả. Nhìn vào các khía cạnh của công ty Trung Quốc trong năm vừa qua, bạn sẽ thấy khả năng Xiaomi đạt lợi nhuận biên bằng một nửa Samsung là khó có thể xảy ra.

    Như để thắp sáng kỳ nghỉ lễ khá... buồn chán của thế giới smartphone, chỉ trước Giáng Sinh 1 ngày, Reuters công bố thông tin thu được từ các nguồn tin ẩn danh “có liên hệ” cho biết Xiaomi sẽ thu về được 1 tỷ USD lợi nhuận ròng trên doanh thu 17-18 tỷ USD.

    Khoản lợi nhuận này chẳng thấm vào đâu so với các khoản lãi khổng lồ mà Apple hay Samsung thu về trong một quý, thế nhưng, nếu đúng là sự thật, Xiaomi sẽ tạo ra một bước ngoặt cho thị trường smartphone Trung Quốc. Nếu đạt được khoản lãi khổng lồ nói trên (tương đương với lợi nhuận biên 5,9%), Xiaomi sẽ xóa bỏ suy nghĩ bấy lâu nay rằng kinh doanh smartphone tầm thấp/tầm trung cấu hình cao thường không mang lại lợi nhuận.

     Con số 1 tỷ USD bỗng dưng xuất hiện từ một công ty ít khi nhắc đến khái niệm lợi nhuận...

    Con số 1 tỷ USD bỗng dưng xuất hiện từ một công ty ít khi nhắc đến khái niệm "lợi nhuận"...

    Thế nhưng, phản hồi chính thức từ phía Xiaomi lại không có vẻ gì là vui mừng cả. “Chúng tôi chưa từng bao giờ công bố các khoản lãi ròng mong đợi hay các dữ liệu tăng trưởng ra ngoài. Chúng tôi sẽ không phản hồi các phỏng đoán, các tin đồn vô trách nhiệm”, đại diện chính thức của hãng cho biết.

    Tin tức này được công bố khi Xiaomi cận kề một sự kiện quan trọng: IPO. Vậy, tại sao lại phải căng thẳng đến vậy về một tin mừng?

    Rất đơn giản, tin mừng này có thể chỉ là tin đồn sai sự thật. Năm 2017 của Xiaomi có thể là một năm nhiều tin mừng, song khó có thể mừng đến mức lãi 1 tỷ USD.

    Lợi nhuận đến từ đâu khi sản phẩm cao cấp nhất chỉ là một chiếc smartphone cận cao cấp chưa từng được hé lộ doanh số?
    Lợi nhuận đến từ đâu khi sản phẩm cao cấp nhất chỉ là một chiếc smartphone cận cao cấp chưa từng được hé lộ doanh số?

    Nguyên nhân đầu tiên: Xiaomi vẫn là một hãng smartphone tầm trung/giá rẻ. Năm nay, hãng này chỉ có duy nhất 1 sản phẩm cận cao cấp duy nhất là chiếc Mi MIX 2 giá 500 USD. Và Mi MIX vẫn chưa phải là đối thủ của iPhone hay Galaxy S, Galaxy Note: thông tin duy nhất mà Xiaomi công bố về mẫu smartphone này chỉ là “bán hết trong flash sale” chứ chưa có một con số nào cụ thể cả.

    Ai cũng biết smartphone cao cấp mới có tỷ lệ lãi trên giá bán cao nhất. Xiaomi, OPPO/Vivo/OnePlus và Huawei vẫn "lẹt đẹt" ở mức lợi nhuận thấp chỉ vì Apple và Samsung độc chiếm phân khúc cao cấp.

    Nhìn ra các danh mục khác, bạn cũng khó có thể tìm thấy một sản phẩm nào có thể mang lại lãi “khủng” cho Xiaomi. Sạc pin, vòng đeo hay nồi cơm điện cao tần của hãng smartphone Trung Quốc đều là các sản phẩm có giá thành vô cùng rẻ mạt khi so sánh với mặt bằng chung thị trường. Và, khi không một sản phẩm nào được bán với quy mô doanh số như smartphone, làm sao Xiaomi có thể thu về 1 tỷ USD tiền lãi?

    Mi Store: Cao cấp hơn flashsale và cũng tốn kém hơn flashsale.
    Mi Store: Cao cấp hơn flashsale và cũng tốn kém hơn flashsale.

    Nguyên nhân thứ hai: sau khủng hoảng 2015 và 2016, Xiaomi đã thực hiện hồi phục doanh số bằng cách xây dựng các cửa hàng vật lý. Trước đây, hãng này gắn bó với flash sale bởi 3 lý do: dễ dàng tạo cơn sốt ngắn hạn, dễ kiểm soát được sự cam kết của người dùng và nhu cầu thực tế (qua lượng đơn đặt hàng) và quan trọng nhất là chi phí thấp. Tuy vậy, để tạo ra sự hiện diện thường trực hơn và doanh thu ổn định hơn, Xiaomi đã buộc phải chuyển sang xây dựng các cửa hàng vật lý.

    Ai cũng có thể nhìn thấy điểm yếu lớn nhất của các cửa hàng vật lý: chúng vô cùng tốn kém. Đến cả những gã khổng lồ như Microsoft, Google và Amazon cũng phải chần chừ hàng chục năm mới ra mắt cửa hàng vật lý để chứng minh đẳng cấp. Số lượng cửa hàng của Xiaomi hiện tại đã lên tới 150 chiếc, và chắc chắn chi phí trên từng chiếc smartphone bán ra chỉ có thể giảm so với thời kỳ 2015.

    Nếu nắm trong tay một con số mang ý nghĩa phép màu, tội gì không công bố?
    Nếu nắm trong tay một con số mang ý nghĩa "phép màu", tội gì không công bố?

    Nguyên nhân thứ cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất: smartphone là chiến trường của những kẻ “to mồm”. Samsung đã vươn lên trở thành đối trọng thực thụ của Apple bằng một chiến dịch quảng bá mang tính chất lịch sử vào năm 2012. Mỗi năm mỗi quý, các hãng luôn dùng con số để minh chứng sự hùng mạnh của mình.

    Xiaomi cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế, khi tuyên bố hồi phục trong quý 2 vừa qua, CEO Lei Jun đã công bố doanh số kỷ lục 23,16 tỷ USD.

    Nhưng doanh số không đồng nghĩa với lợi nhuận. Xiaomi chưa bao giờ nhắc đến lợi nhuận trong các tuyên bố mang tính “khoe khoang” cả. Nếu thực sự có lợi nhuận lên đến mức 1 tỷ USD, công ty Trung Quốc sẽ tạo ra một điều kỳ diệu chứ không chỉ là một bất ngờ.

    Có lẽ trước mắt vẫn chỉ là những mục tiêu doanh số.
    Có lẽ trước mắt vẫn chỉ là những mục tiêu doanh số.

    Vậy tại sao không khoe khoang con số kỳ diệu này, tại sao lại tỏ ra hằn học với các tin đồn mang ý nghĩa tích cực? Lý do hợp lý nhất, đơn giản nhất là bởi Xiaomi không có lợi nhuận “khủng” đến mức như vậy, và nếu đặt ra kỳ vọng quá lớn, hãng này sẽ khiến các nhà đầu tư thất vọng khi IPO.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ