Camera thò thụt của Vivo Nex đã để lộ sự thật đáng buồn: nhiều chiếc điện thoại đang ngang nhiên ghi chép lại hoạt động của người dùng

    KON,  

    Vụ việc được phát hiện nhờ công của Vivo Nex, một chiếc điện thoại Android của Trung Quốc có cơ chế camera "thò ra thụt vào." Tháng trước, nhiều người dùng đã phát hiện ra rằng khi họ mở một số ứng dụng, camera này sẽ tự động kích hoạt.

    Từ trước đế nay, nhiều báo cáo đã cho thấy phần mềm và ứng dụng web được tạo ra tại Trung Quốc thường có tính năng "cửa sau" (backdoor), cho phép các nhà sản xuất hoặc chính phủ có thể theo dõi và thu thập dữ liệu từ thiết bị của người dùng.

    Tuy nhiên, tính năng cửa sau hoạt động như thế nào? Những cuộc thảo luận gần đây của những người dùng tại đại lục Trung Quốc đã làm sáng tỏ một số câu hỏi về vấn đề này.

    Camera thò thụt của Vivo Nex đã để lộ sự thật đáng buồn: nhiều chiếc điện thoại đang ngang nhiên ghi chép lại hoạt động của người dùng - Ảnh 1.

    Tháng trước, nhiều người dùng điện thoại Vivo Nex, một chiếc điện thoại Android của Trung Quốc, đã phát hiện ra rằng khi họ mở một số ứng dụng nhất định trên chiếc điện thoại này, bao gồm trình duyệt QQ của Tencent hay ứng dụng đặt vé du lịch Ctrip, chiếc camera của thiết bị di động sẽ tự động kích hoạt.

    Khác với những chiếc điện thoại khác, khi mà camera có thể kích hoạt mà không để lại dấu hiệu nào, chiếc Vivo Nex có một chiếc camera "thò ra thụt vào" khi nó được bật lên.

    Chính nhờ vào thiết kế này, những người dùng điện thoại ở Trung Quốc có thể được cảm nhận trực quan khi nào và bằng cách nào mà họ bị theo dõi.

    Camera thò thụt của Vivo Nex đã để lộ sự thật đáng buồn: nhiều chiếc điện thoại đang ngang nhiên ghi chép lại hoạt động của người dùng - Ảnh 2.

    Một người dùng Weibo đã quan sát thấy rằng chiếc máy ảnh này tự động kích hoạt khi mà anh này mở ra một đoạn chat mới trên Telegram, một ứng dụng nhắn tin được thiết kế để phục vụ mục đích giao tiếp bảo mật và mã hoá.

    Telegram đã phản ứng lại với các báo cáo về vấn đề này bằng cách nhanh chóng sửa lỗi camera này. Tuy nhiên, Tencent lại khăng khăng bảo vệ tính năng này. Họ tranh luận rằng trình duyệt QQ cầm phải kích hoạt camera để chuẩn bị quét code QR. Họ cũng nhất quyết nhấn mạnh rằng camera không hề chụp ảnh hay quay video của người dùng, trừ khi người dùng cho phép họ làm điều đó.

    Camera thò thụt của Vivo Nex đã để lộ sự thật đáng buồn: nhiều chiếc điện thoại đang ngang nhiên ghi chép lại hoạt động của người dùng - Ảnh 3.

    Tuy nhiên, những lời giải thích này không hề làm cho người dùng yên tâm, do nó hé lộ ra cách mà trình duyệt QQ có thể ghi lại hoạt động của người dùng.

    Camera thò thụt của Vivo Nex đã để lộ sự thật đáng buồn: nhiều chiếc điện thoại đang ngang nhiên ghi chép lại hoạt động của người dùng - Ảnh 4.

    Sau khi tin tức về lỗi máy ảnh tự động kích hoạt được lan truyền, nhiều người dùng đã thử nghiệm sự cố này trên nhiều ứng dụng khác và phát hiển ra rằng ứng dụng nhập bằng giọng nói của Baidu cũng có thể truy cập vào cả tính năng camera và thu âm giọng nói mà không cần sự cho phép của người dùng.

    Một người dùng Vivo Nex đã phát hiện ra rằng sau khi cô này tải hệ thống nhập lệnh bằng giọng nói của Baidu, hệ thống này sẽ kích hoạt tính năng camera và thu âm giọng nói mỗi khi cô này mở bất cứ ứng dụng nào mà cho phép người dùng nhập văn bản, từ ứng dụng chat cho đến trình duyệt.

    Camera thò thụt của Vivo Nex đã để lộ sự thật đáng buồn: nhiều chiếc điện thoại đang ngang nhiên ghi chép lại hoạt động của người dùng - Ảnh 5.

    Baidu cho biết tính năng tự theo dõi không phải là một ứng dụng cửa sau mà là một ứng dụng "cửa trước" cho phép công ty thu thập và điều chỉnh âm thanh trong nền để chuẩn bị và tối ưu hoá cho tính năng nhập lệnh bằng giọng nói. Thông tin này không hề trấn an người dùng. Bất cứ chiếc loa nào mà thu âm được âm thanh nền đều có thể thu âm được giọng nói và các cuộc đối thoải của người dùng và người đối diện.

    Baidu vốn đã luôn khét tiếng vì thu thập dữ liệu và hoạt động riêng tư của người dùng. Vào tháng 1 năm 2018, hiệp hội người tiêu dùng của chính phủ ở tỉnh Giang Tô đã đệ đơn kiện ứng dụng và trình duyệt điện thoại của Baidu vì đã nghe lén các cuộc điện thoại của người dùng, và truy cập vào dữ liệu địa lý của người dùng mà không có sự cho phép. Tuy nhiên, vụ việc này đã bị bác bỏ vào tháng 3, sau khi Baidu cập nhật ứng dụng của họ, hỏi xin sự cho phép của người dùng để truy cập vào dữ liệu camera, dữ liệu thu âm và dữ liệu địa lý của người dùng. Tuy nhiên, những quyền điều khiển này không nằm trong các chức năng của ứng dụng.

    Để đối phó với sự lo ngại của công chúng về các tính năng cửa sau, Baidu và các ông lớn internet của Trung Quốc cũng có thể sẽ tự bảo vệ mình bằng cách tranh cãi rằng người dùng đã đồng ý cho phép kích hoạt camera của họ. Tuy nhiên, nếu suy xét về tính chất độc quyền của các ông lớn internet của Trung Quốc, có lẽ những người dùng thông thường sẽ chẳng có được sức mạnh hay sự lựa chọn nào để có thể nói không.

    Các ứng dụng còn theo dõi cả những người dùng ở ngoài Trung Quốc

    Những tính năng ghi chép hoạt động của người dùng này không chỉ ảnh hưởng tới những người dùng tại đại lục Trung Quốc, mà cả những người từ các quốc gia khác mà muốn liên lạc với bạn bè ở Trung Quốc.

    Do chính phủ Trung Quốc đã chặn hầu hết các mạng xã hội phổ biến của nước ngoài, bất cứ ai mà muốn liên lạc với người thân ở Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác, mà phải tải các ứng dụng "made in China", chẳng hạn như WeChat.

    Tham khảo Fast Company

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ